Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - Coggle Diagram
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Giao kết hợp đồng
Hợp đồng
Khái niệm
Là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Dấu hiệu của hợp đồng
Có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể về những nội dung nhất định.
Có hai hay nhiều bên, mỗi bên có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Làm phát sinh, chấm dứt, và thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa hai bên
Phân loại
Hợp đồng song vụ - hợp đồng đơn vụ
Hợp đồng chính - hợp đồng phụ
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Hợp đồng có điều kiện
Hợp đồng mang tính tổ chức
Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
Năng lực phù hợp của chủ thể hợp đồng: là năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể phải phù hợp với giao dịch.
Điều cấm của luật: là quy phạm pháp luật cấm đoán, nội dung xác định hành vi không được làm.
Đạo đức xã hội: là những chuẩn mực ứng xử chung, được cộng đồng và xã hội thừa nhận, tôn trọng.
Hợp đồng vô hiệu
Là hợp đồng không phát sinh hiệu lực bắt buộc thực hiện với các bên.
Là hậu quả của việc kết giao hợp đồng không đúng quy định của pháp luật & đem đến nhiều rắc rối
Lý do vô hiệu hợp đồng:
Do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Do giả tạo
Do chủ thể giao kết không đảm bảo tư cách
Do đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được
Hợp đồng vô hiệu từng phần
Hợp đồng vô hiệu toàn bộ
Toàn bộ nội dung hợp đồng đã xác lập không phát sinh hiệu lực. Hậu quả của các vi phạm rất nghiêm trọng.
Một phần hợp đồng đã xác lập trái pháp luật => không phát sinh hiệu lực, nhưng không ảnh hưởng phần còn lại.
Thay đổi, rút lại, chấm dứt đề nghị hợp đồng: quyền thực hiện 1 số hành vi để giới hạn trách nhiệm đối với việc đề nghị
Đề nghị hợp đồng: bày tỏ ý định muốn giao kết hợp đồng của các bên
Chấp nhận đề nghị hợp đồng: hành vi bên được đề nghị có thể thực hiện
Thực hiện hợp đồng
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Các bên thực hiện đúng và đủ những gì đã cam kết với tinh thần tập trung và hợp tác
Không thực hiện đúng cam kết là hành vi vi phạm hợp đồng
Không xâm hại lợi ích của Nhà nước, cộng đồng,...
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng
Là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, không đúng nội dung của nghĩa vụ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Là căn cứ thực tế để chủ thể vi phạm có thể bị xử lý bởi chế tài và gánh chịu hậu quả pháp lý.
Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích, trật tự và môi trường kinh doanh.
Chế tài do vi phạm hợp đồng
Là biện pháp xử lý mà bên bị vi phạm có thể áp dụng với bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
Chịu hậu quả vật chất bất lợi
Mang tính vật chất, chịu trách nhiệm bằng tiền (tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường,...)
Phạt hợp đồng
Bồi thường thiệt hại
Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng
Một vài loại hợp đồng áp dụng trong kinh doanh
Hợp đồng mua bán
Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận tiền.
Bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Là hợp đồng song vụ có đền bù.
Tài sản có thể hữu hình hay vô hình nhưng phải là tài sản được phép giao dịch.
Khi chưa chuyển quyền sở hữu thì bên bán có quyền hưởng hoa lợi tức từ tài sản và phải chịu rủi ro.
Hợp đồng dịch vụ
Bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ.
Bên sử dụng dịch vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng: công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm.
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Cầm cố tài sản
Thế chấp tài sản
Bảo lãnh
Đặt cọc
Ký cược
Ký quỹ
Bảo lưu quyền sở hữu
Cầm giữ tài sản