Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 20: QUẢN TRỊ TỒN KHO, Khung mô tả logic kiểm soát tồn kho -…
CHƯƠNG 20: QUẢN TRỊ TỒN KHO
Tổng quan về "Quản trị tồn kho"
Mục tiêu phân tích tồn kho
Xác định độ lớn của đơn hàng
Xác định khi nào các mặt hàng cần được đặt
Khái niệm
Một hệ thống tồn kho: tập hợp các chính sách và kiểm soát để giám sát các mức tồn kho và xác định các mức cần được duy trì, khi mức tồn kho cần được thay thế và các đơn hàng lớn cỡ nào.
Ngưỡng đặt hàng là nơi mà hàng tồn kho được bảo quản và cho phép phần "thượng nguồn" chuỗi cung ứng vận hành tương đối độc lập của phần "hạ nguồn".
Tồn kho là việc tồn kho bất kỳ một mặt hàng nào hay tài nguyên nào được sử dụng trong một tổ chức.
Tồn kho sản xuất: thường là về các mặt hàng có thể đóng góp vào hay trở thành một bộ phận sản phẩm đầu ra, nó được chia thành: nguyên vật liệu, thành phẩm, inh kiện phụ tùng, tiếp liệu và sản phẩm dở dang.
Mục đích của tồn kho
Cho phép uyển chuyển trong lịch trình sản xuất
Cung cấp sự an toàn đối với các biến thiên về thời gian cung cấp nguyên vật liệu
Đáp ứng sự biến thiên về nhu cầu sản phẩm
Tận dụng yếu tố kinh tế khi đặt hàng số lượng lớn
Duy trì sự độc lập trong vận hành
Tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể thì sẽ có nhiều lý do cụ thể khác cho việc tồn kho.
Chi phí tồn kho
Chi phí thiết lập (hay chi phí thay đổi sản xuất)
: chi phí để đạt được các vật liệu cần thiết, thu xếp các thiết lập thiết bị cụ thể, hoàn tất giấy tờ, thời gian và vật liệu tiêu tốn, di chuyển vật liệu vào kho,...
Chi phí đặt hàng
: chi phí liên quan đến chi phí vật liệu, nhân lực để chuẩn bị cho việc mua hàng, chi phí đếm mặt hàng và tính toán số lượng đơn hàng, chi phí duy trì hệ thống theo dõi đơn hàng,...
Chi phí lưu kho
: chi phí cho phương tiện lưu kho, cất giữ, bảo hiểm, ăn cắp vặt, hư hỏng, giảm giá, thuế và chi phí cơ hội của vốn.
Chi phí do thiếu hụt
: chi phí mất đi khi lượng hàng trong kho không còn để bán, khách hàng cần hàng để mua. Có một sự đánh đổi giữa duy trì tồn kho để đáp ứng nhu cầu và chi phí phát sinh do hết hàng và đáp ứng hàng sau đó.
Nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc
Nhu cầu độc lập: Nhu cầu đối với nhiều loại mặt hàng không liên quan đến nhau. Đây là một vấn đề tính toán đơn giản, số lượng yêu cầu của nhu cầu phụ thuộc được tính toán một cách đơn giản, dựa vào số lượng cần thiết ở mỗi cấp chế tạo cao hơn.
Nhu cầu phụ thuộc: Đòi hỏi về bất cứ một mặt hàng nào là kết quả trực tiếp của yêu cầu vể một mặt hàng nào đó. Để xác định số lượng các mặt hàng độc lập cần sản xuất, cần dựa vào phòng bán hàng và nghiên cứu thị trường của họ. Đồng thời sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau: khảo sát khách hàng, dự báo và khuynh hướng kinh tế và xã hội.
Hệ thống kiểm soát tồn kho
Mô hình tồn kho một giai đoạn
Vấn đề một giai đoạn trả lời cho câu hỏi "Cần đặt bao nhiêu khi một mặt hàng được mua chỉ một lần và được kỳ vọng rằng nó sẽ được sử dụng và sau đó sẽ không được tái đặt hàng nữa?"
Một số công thức
Chi phí biên kỳ vọng: P(Co) <= (1-P)Cu
Xác suất sản phẩm không được bán:
P <= (Cu/Co+Cu)
Chúng ta nên tiếp tục đặt hàng nếu xác suất bán những mặt hàng đó bằng hoặc ít hơn tỉ lệ Co/(Co+Cu)
Trong đó:
Co: Chi phí cho mỗi sản phẩm do tồn kho nhiều hơn nhu cầu.
Cu: Chi phí cho mỗi tờ báo do tồn kho ít hơn nhu cầu.
Ứng dụng
Đặt các món hàng thời trang
Chi phí khi Ước lượng < Nhu cầu: Là lợi nhuận mất đi do không có hàng để bán
Chi phí khi Ước lượng > Nhu cầu: Là số tiền mất đi do giảm giá giải quyết hàng dưu
Bất kỳ hình thức nào của đặt hàng một lần
Đặt chổ vượt mức của các chuyến bay
Chi phí khi Ước lượng < Số hủy ngang: Là sự mất doanh thu do máy bay phải bay với ghế trống
Chi phí khi Ước lượng > Số hủy ngang: Là chi phí phải trả cho các phần đền tiền, hay cho bay miễn phí nếu không đưa được khách hàng đặt chổ lên chuyến bay mà họ muốn.
Hệ thống tồn kho nhiều giai đoạn
Mô hình giai đoạn thời gian cố định (P-model)
Công thức
Mô hình kiểm soát tồn kho quy định tồn kho đưuọc đặt hàng tại điểm cuối của một giai đoạn được xác định trước. Đoạn thời gian giữa các lần đặt là cố định và số lượng đặt hàng là thay đổi.
Vòng quay tồn kho là số lần thay thế kỳ vọng của tồn kho trong một năm.
Vòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán / Giá trị tồn kho bình quân
: só lượng đặt hàng
: số ngày giữa hai lần kiểm kho
: thời gian chờ tính bằng ngày
: nhu cầu trung bình dự báo
: số lượng độ lệch chuẩn cho một xác suất dịch vụ cụ thể
: độ lệch chuẩn của nhu cầu trong suốt thời gian kiểm kho và thời gian chờ
: mức tồn kho hiện tại
Mô hình số lượng đặt hàng cố định (Q-model)
Một số công thức
Trong đó:
TC: Tổng chi phí hàng năm
D: Nhu cầu (hàng năm)
C: Chi phí một đơn vị
Q: Số lượng đặt hàng
S: Chi phí thiết lập hoặc chi phí đặt hàng
R: Điểm tái đặt hàng
L: Thời gian chờ
H: Chi phí lưu kho hằng năm cho mỗi đơn vị tồn kho bình quân.
Qopt: Số lượng đặt hàng tối ưu
Tồn kho an toàn là số lượng tồn kho duy trì theo nhu cầu kỳ vọng.
Khác biệt cơ bản giữa mô hình số lượng đặt hàng cố định với nhu cầu được biết trước với mô hình với nhu cầu không xác định là ở chổ tính toán điểm đặt hàng
Số lượng đơn hàng tối ưu:
Điểm tái đặt hàng:
Điểm tái đặt hàng cung cấp tồn kho an toàn:
Nhu cầu trung bình hằng ngày trong suốt chu kỳ thời gian n ngày:
Độ lệch chuẩn của nhu cầu:
Độ lệch chuẩn của một loạt nhu cầu độc lập:
Mô hình kiểm soát hàng tồn kho mả số lượng tái đặt hàng là cố định và múc đặt hàng cụ thể được kích hoạt bằng sự giảm xuống của tồn kho đến mức đã xác định.
Mô hình nhảy giá
Mô hình hữu ích để tìm số lượng đặt hàng cho 1 sản phẩm khi giá khác nhau theo mức đặt hàng.
Quy trình hai bước áp dụng để tính số lượng đặt hàng tối ưu
B1: Sắp xếp giá từ thấp nhất đến cao nhất và tính số lượng đặt hàng kinh tế cho mỗi mức giá cho đến khi số lượng đặt hàng kinh tế khả thi được tìm thấy
B2: Nếu số lượng đặt hàng khả thi kia cho giá cả thấp nhất, số lượng này là con số tốt nhất và ta dừng ở đây. Nếu không tính toán tổng chi phí cho số lượng đặt hàng kinh tế khả thi (làm từ mức thấp nhất đến cao nhất) và cũng tính tổng chi phí cho mỗi mức nhảy giá thấp hơn mức giá có liên quan đến số lượng đặt hàng kinh tế khả thi tính được trong lần đầu. Đây có thể là số lượng đặt hàng thấp nhất mà ở đó ta có thể lợi dụng mức nhảy giá. Số lượng Q tối ưu là số mức chi thấp nhất.
Hoạch định hàng tồn kho và độ chính xác
Phân loại ABC
Mục đích: Thiết lập mức độ phù hợp trong kiểm soát từng mựt hàng
Mặt hàng A: Chiếm khoảng 15% của các mặt hàng đầu tiên
Mặt hàng B: Chiếm 35% tiếp theo
Mặt hàng C: Bao gồm 50% còn lại
Tính chính xác tồn kho và chu kỳ kiểm kê
Sử dụng mã vạch và thẻ RFID để giảm thiểu lỗi do nhập sai số lượng trong hệ thống
Truyền đạt tầm quan trọng của tính toán hàng tồn kho và tính chính xác của nó cho tất cả các nhân viên
Chu kì kiểm kê là một kỹ thuật thực hiên hàng tồn kho mà trong đó hàng tồn kho được kiểm kê thường xuyên chứ không phải chỉ là mọt hoặc hai lần trong năm.
Thời điểm dễ dàng kiểm kê là khi không có công việc trên kho hoạc trên sàn sản xuất
Chu kì kiểm kê sẽ phụ thuộc vào nhân sự sẵn có.