Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VII. Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề…
VII. Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
1. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng, phát triển nền văn hóa của Đảng thời kỳ đổi mới
Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
-
-
-
Văn hoá phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.
Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tiên tiến là
Yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc, tự do và phát triển con người
Bản sắc văn hóa
Lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết con người - gia đình - làng xã - Tổ quốc.
Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, cần cù sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống...
Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. Chống văn hoá lạc hậu, lỗi thời, các phong tục, tập quán, lề thói cũ.
-
- Chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Kết hợp giữa vấn đề bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc với mở rộng giao lưu, tiếp thu văn hoá nhân loại để xây dựng và phát triển những giá trị mới của văn hoá Việt Nam.
Giao lưu văn hóa
là quá trình diễn ra sự gặp gỡ, tìm hiểu, đối thoại, trao đổi các giá trị văn hóa. Nếu quá trình này diễn ra tự nguyện thì có thể gọi đó là quá trình cho và nhận, nhưng nếu là cưỡng bức thì sự áp đặt và chấp nhận diễn ra một cách miễn cưỡng
-
Nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà da dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc anh em chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Mỗi dân tộc có truyền thống và bản sắc văn hoá riêng trong nền văn hoá chung của quốc gia dân tộc Việt Nam. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, tính đa dạng trong sự thống nhất ; không có sự đồng hoá, thôn tính, kỳ thị văn hoá giữa các dân tộc.
Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Chăm lo con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp
Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Cần phải hướng con người vào các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học, xây dựng con người có thế giới quan khoa học, phát huy lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.
Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng
Mỗi địa phương, mỗi cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hoá lành mạnh.
-
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hoá tôn giáo, tín ngưỡng.
Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá nước nhà.
Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá.
Đội ngũ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc, họ giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc.