Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
LẬP KẾ HOẠCH TRONG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE :check: - Coggle Diagram
LẬP KẾ HOẠCH TRONG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE :check:
1. KHÁI NIỆM:
Kế hoạch là sự sắp xếp bố trí hoạt động nhằm thực hiện một công việc đã được tính toán và cân nhắc trước.
Thường được soạn thảo thành văn bản
Lập kế hoạch: Là một quá trình thu thập thông tin, nghiên cứu, khảo sát, lượng giá, xác định mục tiêu, chiến lược. Xây dựng các chỉ tiêu, cân đối các nhân tố tham gia dưới dạng văn bản, lịch trình, tổ chức thực hiện, đánh giá.
2. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH
2.1. Lập kế hoạch theo chỉ tiêu được giao (Top down):
Những căn cứ để định ra mục tiêu, kế hoạch cho kỳ tới:
Các thông tin, nghiên cứu trong quá khứ
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch trước;
Những chỉ tiêu, nguyện vọng, dự kiến muốn đạt được trong kỳ tới.
2.2. Lập kế hoạch theo nhu cầu (Bottom up):
Được xây dựng trên nhu cầu và nhiều căn cứ thông tin hơn
Được soạn thảo xuất phát từ những vấn đề/ nhu cầu thực từ cấp cơ sở nhỏ nhất
So với kế hoạch theo chỉ tiêu, lập kế hoạch theo nhu cầu thường sát thực hơn, khả thi hơn
Được soạn thảo không chỉ do đơn độc các nhà làm kế hoạch mà có sự tham gia của:
Những người có thẩm quyền quyêt định (chính quyền)
Của những người thực hiện (nhân viên y tế)
Những người sử dụng (cộng đồng)
Vấn đề do chính những người nói trên đề xuất
Một số điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch TT-GDSK
Xác định rõ vấn đề cần phải TT-GDSK
Dự kiến tất cả các nguồn lực có thể sử dụng trong TT-GDSK
Sắp xếp thời gian hợp lý
Lồng ghép, đưa các nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu vào hoạt động TT-GDSK
Nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu:
Tính công bằng
Nâng cao, dự phòng, phục hồi SK
Sự tham gia của cộng đồng
Kỹ thuật học thích hợp
Lồng ghép và phối hợp liên ngành
3. CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH:
Bước 1: Thu thập thông tin, phân tích đánh giá
ND thông tin cần thu thập:*
Tình hình kinh tế, chính trị, địa lý, tôn giáo, VHXH
Tình hình SK, bệnh tật, MHBT
Việc tổ chức các dịch vụ y tế
Tình hình mạng lưới và nhân viên y tế
Những nguồn lực khác có liên quan đến SK
Phương pháp thu thập thông tin:
Quan sát trực tiếp
Điều tra, khảo sát (Thảo luận nhóm, PV)
Hồi cứu tài liệu
Kỹ thuật phân tích thông tin để xác định được vấn đề tồn tại:
“But why technique” – Nhưng tại sao
Nguyên nhân gốc rễ (root cause) là những lý do cơ bản đằng sau vấn đề trong cộng đồng.
Cách thực hiện:
Vấn đề: Quá nhiều (quá ít) người
__
.
Q. Nhưng tại sao?
A. Bởi vì . . .
Q. Có ngăn chặn được không?
A. Có.
Q. Bằng cách nào?
Q. Nhưng tại sao?
A. Bởi vì . . .
Q. Nhưng tại sao?
“Fish bone technique” – Khung xương cá
Khung xương cá là một bức tranh mô tả mối quan hệ logic giữa một vấn đề và các nguyên nhân gây ra vấn đề đó
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Vẽ mô hình khung xương cá
Bước 2: Viết tên vấn đề vào đầu cá (viết rõ số liệu cụ thể)
Bước 3: Xác định các xương chính (các yếu tố chủ yếu liên quan đến vấn đề)
Bước 4: Phân tích và tìm nguyên nhân gốc rễ bằng cách đặt câu hỏi tại sao
Bước 5: Xác định và khoanh tròn vào các nguyên nhân gốc có thể tác động được
Bước 6: Xác minh các nguyên nhân gốc rễ (số liệu sẵn có, điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm)
Bước 2: Chọn vấn đề SK ưu tiên cần TT-GDSK, xác định đối tượng đích và mục tiêu
1. Xác định vấn đề tồn tại:
Tiêu chuẩn để xác định:
Các chỉ số biểu hiện của vấn đề ấy vượt quá mức bình thường
Cộng đồng đã biết vấn đề ấy và có những phản ứng rõ ràng
Đã có những dự kiến hành động của nhà quản lý ban ngành, đoàn thể
Ngoài cán bộ y tế đã có nhiều người thông hiểu vấn đề này
Phương pháp xác định:
Cách cho điểm:
3 điểm: rất rõ ràng
2 điểm: rõ ràng
1 điểm: có thể có, không rõ lắm
0 điểm: không có, không rõ
Cách nhận định kết quả:
9-12 điểm: có vấn đề tồn tại
< 9 điểm: vấn đề chưa rõ ràng
2. Xác định vấn đề ưu tiên:
Cách cho điểm
3 điểm: rất rõ ràng 2 điểm: rõ ràng
1 điểm: có thể có, không rõ lắm
0 điểm: không có, không rõ
Cách nhận định kết quả:
15- 18: Ưu tiên
12-14: có thể ưu tiên
<12: xem xét lại
3. Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên:
Nghiên cứu tổng quan tài liệu
•Mô tả nhóm đối tượng đích
Đối tượng đích cấp 1
Những người có ảnh hưởng
Các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý (Thể chất, nhân khẩu học, tâm lý…)
•Phân tích các yếu tố liên quan:
Cá nhân: Kiến thức, thái độ, niềm tin, sự tự chủ
Xã hội: Chuẩn mực văn hóa, xã hội, hỗ trợ xã hội
Môi trường: Môi trường tự nhiên, ô nhiễm, nhà ở, vấn đề giao thông
Dịch vụ y tế: Tính sẵn có, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả
Tài chính: Chi phí dịch vụ y tế, cơ chế tài chính cho công tác phòng bệnh
Chính trị: Cơ hội cho sự tham gia vào quá trình ra quyết định hoạch định chính sách, các chính sách y tế và công bằng trong CSSK
Luật pháp: Những quy định, luật về an toàn nơi làm việc, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.
•Xem xét và tăng cường các nguồn lực cộng đồng
4. Xác định mục tiêu:
Tầm quan trọng:
Xác định và cân đối nguồn lực với mục tiêu chương trình
Khuyến khích và thúc đẩy tiến độ thực hiện chương trình
Đề ra các chỉ số đánh giá chương trình → quản lý chương trình
Mục tiêu chung: là một tuyên bố bao quát về kết quả mà một chương trình cần đạt được
Mục tiêu cụ thể: cụ thể hóa mục tiêu chung, được diễn tả bằng những chỉ số có thể đo lường được và thường đạt được trước mục tiêu chung.
Những yếu tố cần chú ý:
Phân tích các hành vi sức khỏe hiện tại
Xác định các yếu tố tác động đến thay đổi hành vi
Cân nhắc đến các nguồn lực
Xác định mục tiêu đáp ứng tiêu chí SMART
Bước 3: Lựa chọn chiến lược (Lựa chọn các can thiệp):
Chiến lược là con đường tiếp cận mục tiêu
Để đạt được mục tiêu, có thể có nhiều phương án chiến lược
Từ những phương án đó chọn ra phương án tối ưu để thực hiện
Tiêu chuẩn đánh giá 1 chiến lược là tối ưu:
Có nhiều khả năng thực hiện
Đảm bảo các yếu tố 3M, T, I
Phù hợp với đường lối, chính sách kinh tế, XH và y tế
2.Chấp nhận được
Không trở ngại về
Chủ quan (của những người tham gia thực hiên)
Khách quan (của những người sử dụng hay cộng đồng)
Có hiệu lực và hiệu quả cao
Hiệu lực liên quan đến các mục tiêu
Đầu vào là các dịch vụ đã thực hiện
Đầu ra là tình trạng SK cải thiện
Cùng một giá trị đầu vào đầu ra càng lớn thì hiệu quả càng cao
4.Thích hợp
Các giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức có thể áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.
Chịu đựng được
Nếu áp dụng chiến lược thì nơi nhận dự án có đủ sức tiếp thu và thực hiện có hiệu quả.
Lựa chọn chiến lược trong TTGDSK cần lưu ý xác định phương pháp và phương tiện phù hợp với:
Mục tiêu chương trình
Đặc điểm của nhóm đối tượng đích: dễ hiểu, kích thích quá trình học; kích thước, quy mô của nhóm
Lựa chọn phương tiện:
Huy động nguồn lực và phương tiện trong và ngoài cộng đồng
Tính thích hợp của phương tiện:
Sự hấp dẫn - Sự sẵn có
KN duy trì - Giá cả
KN sử dụng - Phong tục, tập quán, văn hóa
Bước 4: Xây dựng kế hoạch hành động:
Mục đích: cụ thể hóa chiến lược bằng các hoạt động cụ thể
Đảm bảo cân đối các điều kiện, phân công trách nhiệm và quy định thời gian
Các mục tiêu chuyên biệt: cách lượng hóa
Các hoạt động cụ thể: để đạt được mục tiêu cụ thể, phù hợp với chiến lược.
Bao gồm:
✓ Nội dung
✓ Thời gian, địa điểm
✓ Người chịu trách nhiệm
✓ Kinh phí, chỉ số đánh giá…
✓ Lập bảng theo từng giải pháp
✓ Lập bảng theo thời gian
Bước 5: Thử nghiệm:
Lựa chọn nhóm/ cá nhân để thử nghiệm công cụ, phương tiện/hình thức truyền thông
Nhóm được lựa chọn cần có tính đại diện cho đối tượng đích → Điều chỉnh
Bước 6: Xây dựng kế hoạch đánh giá:
Mục đích:
Xem mục tiêu đề ra đã thực hiện đến đâu
Phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu
Rút kinh nghiệm để điều chỉnh
Nâng cao chất lượng kế hoạch cho kỳ sau
Khi lập kế hoạch đánh giá cần xác định rõ:
Mục đích của đánh giá
Đối tượng của việc đánh giá
Xây dựng các chỉ số đo lường các mục tiêu đã đề ra
Xác định phương pháp đánh giá thích hợp
Xác định nguồn lực và thời gian đánh giá