Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hình thức dạy học khoa học xã hội - Coggle Diagram
Hình thức dạy học khoa học xã hội
học ngoài thiên nhiên
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, Hs thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
Ưu điểm
Tổ chức học ngoài lớp sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải trí giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới TN-XH xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát, và tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy.
HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh
Tổ chức dạy học ngoài lớp sẽ thích hợp cho việc sử dụng các PPDH dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS
Những hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường đồng thời có tác dụng hình thành thói quen tự giác, tương trợ học hỏi lẫn nhau.
nhược điểm
GV khó có thể quản lý tốt HS
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh hưởng đến kết quả của tiết học
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS
Lưu ý
GV nên lựa chọn kỹ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn.
GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án cho dạy học ngoài lớp học.
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe HS và nề nếp học tập chung của trường
cách thực hiện
Bước 2: Tiến hành dạy học ngoài thiên nhiên.
GV đặt câu hỏi gợi ý để HS có hướng suy nghĩ nhằm đưa ra được những nhận xét về sự vật, hiện tượng, GV định hướng cho HS phương pháp thu thập thông tin để đạt được mục tiêu đề ra, khuyến khích HS tư duy, phân tích bằng cách đặt và trả lời câu hỏi: Tại sao/ Vì sao? Như thế nào?
HS thảo luận nhóm (dựa trên quan sát vật thật, thí nghiệm, ..) để giải quyết vấn đề GV nêu.
GV nêu vấn đề cho HS tri giác trực tiếp vật thật (sự vật, hiện tượng) của bài học tại địa điểm dạy học
GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả quan sát, thu thập rồi rút ra kết luận.
GV nhận xét, bổ sung và chốt kết luận đúng
GV tổ chức các hoạt động để HS được thực hành củng cố, khắc sâu kiến thức bài học.
Bước 3: Tổng kết
GV chú ý cung cấp/ định hướng một số nguồn khác để HS có cơ hội khám phá thêm nội dung liên quan đến bài học
GV, HS cùng đánh giá về hiệu quả của bài học đối với bản thân, rút xa bài học liên hệ bản thân.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy ngoài thiên nhiên.
Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động học tập ngoài thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị. Vì vậy, trong bước này, GV cần:
Xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy ngoài thiên nhiên thật chu đáo:
+Xác định rõ mục đích, yêu cầu của "hoạt động học tập ngoài thiên nhiên”.
Xây dựng nội dung dạy học ngoài thiên nhiên.
Đến địa điểm sẽ tổ chức hoạt động học tập ngoài thiên nhiên để nghiên cứu cụ thể đối tượng học tập, bổ sung thêm các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết cho việc tiến hành hoạt động học tập ngoài thiên nhiên.
Xác định phương tiện di chuyển HS đến địa điểm tổ chức hoạt động học tập ngoài thiên nhiên. Phương tiện di chuyển có thể là đi bộ, đi ôtô tùy thuộc vào địa điểm dạy học.
Xác định thời gian giảng dạy ngoài thiên nhiên cho phù hợp (tránh dạy vào lúc trời nắng gắt: tiết 3, 4 buổi sáng hay tiết 1, 2 buổi chiều). Ngoài ra, GV còn cần xác định rõ thời gian di chuyển HS, thời gian giảng dạy, thời gian cho từng hoạt động của tiết học và thời gian đưa HS về.
Phổ biến kế hoạch học tập ngoài thiên nhiên cho HS một cách đầy đủ, rõ ràng trước hôm tiến hành học tập ngoài thiên nhiên để HS có tâm thế tốt và chuẩn bị tư liệu/ đồ dùng cần thiết.
Dự kiến cách quản lí HS: học tập ngoài thiên nhiên không gian rộng, có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến sự tập trung chú ý của các em. Vì vậy, GV cần dự kiến quản lí HS trong quá trinh di chuyển đến địa điểm dạy học, trong quá trình học và khi di chuyển HS về lớp.
Dự kiến phương án thay thế khi điều kiện thời tiết không thuận lợi: thời tiết mưa, quá nắng
ngoài thực địa
Mục tiêu
Nâng cao hiểu biết về việc lên kế hoạch, tổ chức quản lí rủi ro- những kĩ năng cần khi giảng dạy và học tập bên ngoài lớp học
Nâng cao nhận thức về tác động tích cực của những hoạt động bên ngoài lớp học tới giáo dục vì sự phát triển bền vững
Xác định những phương pháp hợp lí cho giảng dạy và học tập bên ngoài lớp học
Nhược điểm
Gv cần chuẩn bị kĩ kế hoạch , địa điểm
Có thể xảy ra các tình huống bất ngờ , nguy hiểm
Mất nhiều thời gian chuẩn bị
Tác dụng
Hấp dẫn vs hs
Hs được trực tiếp qs đối tượng
Hình thành cho HS biểu tượng cụ thể,sinh động
Những điểm cần lưu ý
Tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học
Chuẩn bị kĩ kế hoạch dạy học với kế hoạch dạy học ngoài thực địa
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú học tập cho hs.Thông qua việc qs thiên nhiên thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
Ưu điểm
Giúp các em hào hứng, thích thú hơn với giờ học
Biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách nhanh chóng
Hs dễ nắm bắt được các đặc điểm của hiện trường
Phương pháp thường xuyên được sử dụng
Hoạt động nhóm
Quan sát
VD minh hoạ
Bài : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo( lịch sử và địa lí 4)
Gv có thể vừa cho các e tham quan vừa diễn tả lại diễn biến trận
Các em sẽ được trực tiếp nhìn trận địa cọc ngầm
Tổ chức cho hs tham quan tại sông Bạch Đằng( Quảng Ninh)