Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NVT8_NHÓM 1_KHXH - Coggle Diagram
NVT8_NHÓM 1_KHXH
HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI THỰC ĐỊA
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM
Một số PPDH khó phù hợp với không gian lớp chật hẹp
Dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS
giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới tự nhiên- xã hội xung quanh
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.
NHƯỢC ĐIỂM
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh hưởng đến kết quả học tập
GV khó quản lý tốt HS
TÁC DỤNG
Dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS
Thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
Giúp hs quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà không có loại đồ dùng dạy học hoặc lời miêu tả nào của GV có thể sánh được về mặt trực quan từ đó hình thành cho HS biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới xã hội xung quanh.
LƯU Ý
Tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án phù hợp với hoạt động dạy học ngoài lớp
Dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học để chủ động trong kế hoạch dạy học
GV cần tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, chọn những địa điểm gần trường vì thời gian có hạn
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe của HS và nề nếp học tập chung của nhà trường
KHÁI NIỆM
Là cách thức sử dụng phương pháp học tập bên ngoài lớp học đê thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Bao gồm những cuộc tham quan ngắn trong khuôn viên trường học và tới cộng đồng địa phương, hay đi tham các nông trại, văn phòng, nhà máy, trung tâm khoa học hoặc những khu vực tự nhiên như một khu rừng, bãi biển hoặc vườn quốc gia
VÍ DỤ
Mục tiêu: HS nêu được các nơi học tập, vui chơi trong trường học. HS nêu được các hoạt động trong trường học.
Hoạt động dạy học
Nơi tiến hành: trường học
Tiến hành
Gv ổn định lớp, yêu cầu hs xếp hàng
Gv tổ chức đưa hs quan sát nơi học tập, làm việc: phòng học, phòng tin học, nhà đa năng, phòng thí nghiệm, phòng y tế, thư viện..., nơi vui chơi: sân trường, sân bóng,...
Gv đặt các câu hỏi về các hoạt động diễn ra ở nơi học tập, làm việc, vui chơi trong trường.
Sau khi nghe hs trình bày kết quả, GV lắng nghe, nhận xét, và kết luận.
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TNXH
Khái niệm
Kiểm tra
Là cách thức hoạt động GV sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức , kĩ năng, thái độ của HS trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
Đánh giá
Là quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phân tđoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học trên cơ sở các thông tin đã thu tập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.
Vai trò, ý nghĩa của kiểm tra - đánh giá
Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS đối chiếu với yêu cầu của chương trình
Có ý nghĩa công khai hóa các nhận định về năng lực học tập của HS trong từng môn học.
Thu thập thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS trong học tập => GV đánh giá kết quả học tập của HS.
Giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó điều chỉnh và không ngừng phấn đấu
Các hình thức đánh giá - kiểm tra
Đánh giá nhận xét
KN : Là giáo viên đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực của hs bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi và sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước. Là mô hình đánh giá thông qua tiêu chí, tiêu chuẩn.
Đánh giá thông qua tiêu chí
Hoạt động học tập của học sinh được so sánh với các yêu cầu học tập cố định, xác định rõ những điều học sinh cần biết, cần hiểu và có thể làm.
Không so sánh mức độ thể hiện của học sinh này với học sinh khác.
Các tiêu chí là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của học sinh.
Các tiêu chí xác định yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cụ thể cần đạt được trong quá trình học tập.
Các hình thức kiểm tra
Bài tập thực hành
Kiểm tra viết
Kiểm tra miệng
Quan sát hs học tập
Đánh giá động viên
KN : Là sử dụng điểm số, nhận xét hoặc phương tiện khác kích thích tinh thần, cảm xúc của hs => thôi thúc hs thực hiện vụ kế tiếp tốt hơn, với sự phấn đấu cao hơn, cách tác động làm nảy sinh những suy nghĩ tích cực và suy nghĩ cần thiết cho hs.
Tác dụng
Đối với học sinh
Giúp các em tập trung tâm trí vào những điều mình có thể kiểm soát được.
Giúp hs bình tĩnh hơn, vui vẻ hơn.
Đối với lớp học
Góp phần tạo nên không khí học tập thoải mái, lạc quan và tích cực => tạo nền móng cho sự phấn đấu cũng như sự thành công của hs trong học tập.
Đánh giá bằng điểm số
KN : Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức và kĩ năng mà hs đã thể hiện thông qua một hoạt động hoặc một sản phẩn học tập.
Thang điểm
Là một tập hợp các mức điểm liền nhau theo trật tự số từ cao đến thấp hay ngược lại. Trong thang điểm, đi kèm với mỗi mức điểm là phần miêu tả những tiêu chí ứng cho từng mức điểm.
Điểm số
Là kí hiệu phản ánh trình độ học lực và phẩm chất của học sinh.
Một chứng cứ xác định trình độ học vấn của hs
Thúc đẩy hs học tốt hơn, ngày càng thành công hơn.
Diễn giải ý nghĩa của điểm số, GV cần :
Xác định mục đích của đánh giá, xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ, hay năng lực nào cần đánh giá.
Chuẩn bị kĩ các bài kiểm tra ở lớp => sảm phẩm giá trị lam căn cứ cho điểm => đánh giá được trình độ, năng lực của hs.
Công cụ đánh giá
Công cụ để kiểm tra viết bằng câu hỏi tự luận
Câu hỏi tự luận
Đề bài tự luận được trình bày đầy đủ với hai phần chính : phần câu hỏi và phần yêu cầu
Câu hỏi tự luận đòi hỏi câu trả lời là câu hoàn chỉnh, một đoạn viết theo yêu cầu hoặc một bài tự luận
Ví dụ : Vì sao nước ô nhiễm ? Nêu cách bảo vệ nguồn nước
Không thể kiểm tra đầy đủ các nội dung trong chủ đề hay trong bài học cần kết hợp với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Các loại câu hỏi trắc nghiệm
Trắc nghiệm lựa chọn đối chiếu cặp đôi
Gồm 2 phần
Phần 1 : phần yêu cầu ( phần dẫn )
Phần 2 : phần thông tin ở 2 cột ( câu lựa chọn để ghép )
Ưu điểm
Dễ xây dựng
Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách làm cho số lượng thông tin ở hai cột không bằng nhau
Chú ý khi soạn câu hỏi
Dây thông tin không quá dài, nên cùng thuộc một loại, có liên quan đến nhau
Thông tin ở 2 cột không nên bằng nhau => tăng sự cân nhắc khi lựa chọn.
Thứ tự các câu ở ai cột không khớp nhau => gây khó khăn trong việc lựa chọn và ghép đôi.
Yêu cầu
Lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự tương đương của mỗi cặp thông tin từ cột này với cột kia. Giữa các cặp từng cod hai cột có mỗi liên hệ trên một cơ sở đã định
Hình thức đối chiếu
Đối chiếu hoàn toàn ( Số lượng thông tin ở hai cột bằng nhau )
Đối chiếu không hoàn toàn ( Số lượng thông tin ở hai cột không bằng nhau )
Trắc nghiệm dạng điền khuyết
KN : Là trắc nghiệm đói hỏi hs phải hoàn thành câu bằng cách điền vào chỗ khuyết ( ... ) những thông tin phù hợp, những thông tin có thể là một từ, một cụm từ hay một con số.
Gồm 2 phần :
Phần 1 : Là câu dẫn ( lệnh )
Phần 2 : là câu khuyết
Ưu điểm : HS không thể đoán mò vì hs phải cho câu trả lời của mình.
Chú ý khi soạn câu hỏi
Không nên để quá nhiều chỗ trống trong mỗi câu. Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau => Hs không thể đoán trước được từ phải điền là dài hay ngắn.
Không để chỗ trống ở đầu câu, nên bố trí ở giữa hoặc cuối câu.
Các dạng
Câu hỏi có câu trả lời ngắn
Câu hỏi bằng hình vẽ
Trắc nghiệm lựa chọn đúng sai
Gồm 2 phần
Phần 1 : Là "Lệnh" và câu hỏi hoặc một phát biểu, còn gọi là phần đề
Phần 2 : là các câu trả lời cho trước để lựa chọn cho đúng - sai, đồng ý - không đồng ý, nên - không nên ,hoặc đánh dấu X vào ô trống khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
Ưu điểm
Dễ xây dựng
Mất ít thời gian cho mỗi câu => khả nằn bao quát trương trình lớn hơn.
Hạn chế
Độ chính xác không cao ( tỉ lệ đoán mò là 50 % )
Dùng để kiểm tra mức độ biết và hiểu đơn giản.
Chú ý khi soạn câu hỏi
Không nên trích nguyên văn các câu trong SGK
Chọn câu dẫn mà học sinh trung bình khá nhận ra ngay câu trả lời đúng, sai
Không nên bố trí câu đúng bằng số câu sai không nên sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có tính chu kì
Tránh dùng những cụm từ : tất cả, không bao giờ, không một ai, đôi khi... => Câu mà hs dễ dàng chọn được.
Đảm bảo tính đúng sai là chắc chăn
Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá
Đề cao tính sáng tạo
Yêu cầu HS so sánh các sự vật, hiện tượng để các em phải cân nhắc kĩ lưỡng đặc điểm của từng sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau của chúng
Đặt ra những câu hỏi mang tính tổng hợp, yêu cầu HS tập hợp nhiều chi tiết trong một bài học hoặc nhiều bài học mới trả lời được
Khuyến khích HS tìm ra ví dụ mới, minh họa hay lời giải thích khác với GV hoặc SGK
Đề cao vai trò động viên, khuyến khích
Nhấn mạnh vào mặt làm được, mặt thành công của HS giúp HS có cơ sở, tiền đề quan trọng để sửa chữa lỗi của mình và phấn đấu vươn lên trong học tập
Đề cao tính tự lực
Tăng thêm lòng tự tin và biết cách kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn do GV đưa ra
Ví dụ
Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn, bài làm của bản thân và của HS khác
Cho HS làm việc với phiếu học tập
Cho học sinh làm phiếu học tập
Tổ chức kiểm tra chéo giữa các nhóm
Tạo cơ hội để HS tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau
Đề cao tính đa dạng hệ thống
Tính đa dạng
Đánh giá bằng nhiều cách khác nhau
Kiểm tra mạng
Quan sát, theo dõi hành vi thái độ
Kiểm tra viết
Tự luận
Trắc nghiệm
Tính hệ thống
Thông qua nhiều lần kiểm tra đánh giá với nhiều cách, nhiều công cụ khác nhau
Đề cao tính toàn diện: coi trọng cả 3 mặt: thái độ, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng và thái độ
Kĩ năng
Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống, sản xuất
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm tòi thông tin để giải đáp, diễn giải những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...
Ứng xử phù hợp với các vấn đề về sức khỏe của bản thân , gia đình và cộng đồng
Phân tích, so sánh để rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên
vận dụng các kiến thức đã họ vào thực tiễn đời sống
Quan sát các sự vật, hiện tượng: thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lý từ các nguồn khác nhau
Phân tích, so sánh và đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lý
Thái độ
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống
Yêu thiên nhiên, con người đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và các di sản văn hóa
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng
Kiến thức
Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá
Đổi mới nội dung đánh giá
Bao gồm những nội dung học tập các môn học được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về độ chuẩn của môn học
Đề kiểm tra và đề thi không chỉ thể hiện đủ các tiêu chí về kiến thức và kĩ năng mà phải thể hiện đúng mức độ của các kiến thức kĩ năng thái độ học tập mà trình độ chuẩn đã quy định
Đổi mới các đánh giá
Kết quả học tập được đánh giá bằng nhận xét (Môn tự nhiên và xã hội ) và đánh giá bằng điểm số kết hợp với
Bên cạnh hình thức đánh giá mang tính đồng loạt, GV đã đã chú ý tới đánh giá từng các nhân HS. cách đánh giá này làm sáng tỏ kết quả và năng lực học tập của từng cá nhân
Đổi mới mục tiêu đánh giá
Xác nhận kết quả học tập ở từng kì, từng năm, từng giai đoạn trong quá trình học tập của học sinh theo từng nội dung học tập được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về trình độ chuẩn của môn học
Đổi mới công cụ đánh giái
Có nhiều loại chiếm ưu thế riêng trong việc kiểm tra, đánh giá từng lĩnh vực nội dung học tập. Các môn học về tự nhiên xã hội thường được sử dụng phổ biến hai công cụ đánh giá là đề kiểm tra viết, trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận, hoặc phối hợp cả hai loại câu hỏi và các mẫu quan sát thường xuyên hoặc định kì
Tranh ảnh
Phân loại
Tranh vẽ hoặc ảnh chụp
Theo nội dung
Tranh ảnh về sự kiện, hiện tượng xã hội
Tranh ảnh về cơ thể, cơ quan trong cơ thể người
Tranh ảnh về sự vật, hiện tượng tự nhiên
Tranh ảnh có sẵn trong SGK hoặc tranh sưu tầm
Khái niệm: Là những tranh vẽ hay ảnh chụp được dùng làm phương tiện dạy học
Cách sử dụng
Hướng dẫn hs tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tranh
Tạo điều kiện cho hs quan sát tỉ mỉ và nói ra kết quả mà mình quan sát được
Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ bằng câu hỏi định hướng
VD: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
GV cho hs quan sát và trả lời câu hỏi:
-Bức tranh vẽ gì?
-Tên các trò chơi trong bức tranh?
-Trong đó có trò chơi nào nguy hiểm? Tại sao?
-Em khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
Kết luận: Sau những giờ học tập mệt mỏi, chúng ta nên vận động giải tró bằng các trò chơi nhưng không nên chơi quá sức, những trò chơi nguy hiểm
Dạy học sử dụng phim tài liệu
Xem phim tư liệu lịch sử sẽ đưa các em về với quá khứ, được sống trong các thời khắc giai đoạn cụ thể của lịch sử dân tộc, tránh sai lầm trong việc hiện đại hóa lịch sử hoặc chỉ biết lịch sử qua những trang sách, những sự kiện, số liệu khô khan, vô cảm
Ví dụ: Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Trước khi vào bài cho các en xem một đoạn phim tài liệu giới thiệu về Bác và câu chuyện Bác đi tìm đường cứu nước ở bến cảng Nhà Rồng
Phim tư liệu là một trong những nguồn tài liệu thiết thực và bổ trợ cho học lịch sử. Thông qua xem phim tư liệu các em sẽ có sự nhìn nhận lịch sử một cách chính xác và cụ thể. Xem phim tư liệu không chỉ giúp cung cấp kiến thức mà còn mang lại cho các em nhiều cảm xúc, tình cảm.
Mô hình
Các mô hình thường dùng
Mô hình tĩnh: các hệ cơ quan trên cơ thể người,...
Mô hình động; Mô hình biểu thị sự tiêu hóa thức ăn
Lưu ý
Hướng dẫn HS quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng trên mô hình bằng các câu hỏi định hướng cụ thể
Để cho các em quan sát và tự nói ra kết quả mà mình quan sát được
Khái niệm
Mẫu hình là hình mẫu thu nhỏ trong không gian để biểu thị một vật hoặc mô tả một quá trình, sự kiện
SGK
đặc điểm
Đảm bảo tính khoa học, sư phạm và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học
Là phương tiện dạy học quan trọng nhất
cấu trúc
Trình bày bằng những hình ảnh phong phú sinh động màu sắc tươi sáng bao gồm tình hình và tinh dưỡng phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học
khái niệm
SGK là tài liệu chính có tác dụng cụ thể hóa chương trình giáo dục, đảm bảo cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức, kĩ năng phù hợp với mục đích và yêu cầu đề ra, là nguồn tri thức quan trọng đói với HS
Video
KN: Phương tiện dạy học video là phương tiện thuộc nhóm trực quan cung cấp thông tin, nội dung bài học qua một đoạn video, clip
sử dụng trong dạy học các môn khoa học xã hội lớp 1,2,3 và môn lịch sử và địa lý lớp 4,5.