Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC KHTN Ở TIỂU HỌC - Coggle Diagram
MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC KHTN Ở TIỂU HỌC
Hình thức dạy học trải nghiệm
Khái niệm
Là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau qua đó phát triển năn lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của HS
Tác dụng
Giúp HS hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới xung quanh
Dễ giáo dục tình cảm, thái độ đối với môi trường cho HS
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Thích hợp cho việc sử dụng các ppdh (quan sát thiên nhiên, các trì chơi...), dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt.
HS có điều kiện gần gũi và hiểu biết thêm về thiên nhiên
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, hình thành thói quen hợp tác, tương trợ học hỏi lẫn nhau
Nhược điểm
Khó quản lý học sinh
Tốn thời gian ổn định tổ chức lớp
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của giáo viên và học sinh
Lưu ý
Cần lưu ý các thủ thuật lôi cuốn sự chú ý của HS
Cần lưu ý khâu ổn định tổ chức Hs khi đi, về từ lớp tới địa điểm học tập và cả khi trong học tập để đảm bảo hiệu quả của giờ học và sự an toàn của HS
Cần tìm hiểu kĩ tưỡng địa điểm nơi tổ chức lớp học
Cần xác định trọng tâm kiến thức của bài học
Các bước tiến hành
Bước 2: Trải nghiệm
Bước 3: Chia sẻ - phản hồi
Bước 1: Hs tiếp nhận nhiệm vụ và giáo viên đưa ra là những yêu cầu, vấn đề cần tìm hiểu của hoạt động trải nghiệm
Bước 4: Tổng hợp liên hệ kinh nghiệm với những vấn đề thực tế
Bước 5: Vận dụng
Bước 6: Đánh giá
Ví dụ
bài Hoa (lớp 3)
GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các loại hoa ở khu vực sân trường: Nhóm 1 ( Quan sát loại hoa trên cạn, trước cửa lớp học); Nhóm 2 ( Quan sát các loại hoa dưới nước); Nhóm 3 ( Quan sát các loại hoa trong chậu)
Các nhóm HS quan sát theo vị trí được phân công, cùng nhau chia sẻ về cấu tạo, đặc điểm của các loại hoa
GV nhận xét
Hình thức dạy học cả lớp
Khái niệm
là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. hoạt động trong giờ học chủ yếu là giáo viên và học sinh làm việc ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
Tác dụng
Giúp giáo viên có điều kiện cung cấp thông tin nhiều hơn đối tượng tiếp nhận thông tin là học sinh cũng lớn hơn
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống
Ưu , nhược điểm
Ưu điểm
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống logic
Giáo viên dễ điều hành và quản lý lớp
Giáo viên dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình hạn chế lệ thuộc môi trường xung quanh
Trong một thời gian ngắn giáo viên có thể cung cấp nhiều kiến thức
Nhược điểm
Hoạt động trong giờ học chủ yếu là giáo viên học sinh ít làm việc và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
Học sinh không phát huy được Khả năng tư duy sáng tạo
Lưu ý
Cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học cả lớp với các hình thức tổ chức dạy học khác
Giáo viên cần quan tâm đến những học sinh còn yếu kém để đảm bảo mỗi học sinh đều lĩnh hội được kiến thức ốc
Giáo viên phải đảm bảo sự thu hút của toàn thể để học sinh ở mọi vị trí trong lớp
Ở vị trí Mà mọi học sinh trong lớp có thể nhìn thấy rõ nhất những hướng dẫn của giáo viên phải rõ ràng mạch lạc và đầy đủ thông tin in
Không sử dụng hình thức tổ chức này trong toàn bộ tiết học chỉ nên sử dụng ở đầu cuối tiết hợp hoặc trong các trường hợp kiểm tra đặt vấn đề vào bài mới bổ sung và mở rộng kiến thức :
Các bước tiến hành
Bước 1: Tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Dạy và hình thành cho HS kiến thức mới
Bước 4: Củng cố và hoàn thiện kiến thức
Bước 5: Giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài ở nhà
Ví dụ:
Bài: Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học lớp 4)
Bước 1: GV tổ chức lớp: Cho lớp chơi trò chơi hoặc hát bài khởi động tiết học
Bước 2: KTBC: Yêu cầu HS nhắc lại thí nghiệm đã tiến hành ở tiết trước và nêu được kết luận: Nến cháy đã lấy đi từ không khí toàn bộ chất khí cần cho sự cháy, chất cháy naỳ được gọi là oxi, chất khí còn lại trong cốc là chất khí không duy trì sự cháy là khí nito
Bước 3: Hình thành kiến thức mới: Không khí gồm 2 thành phần chính là oxi và nito. Khí oxi duy trì sự cháy, khí nito không duy trì sự cháy nhưng có tác dụng điều hòa sự cháy. thể tích khí nito gấp 4 lần thể tích khí oxi trong không khí
Bước 4: Củng cố và hoàn thiện kiến thức: GV cho HS thực hiện các thí nghiệm 2,3 trong SGK. Sau đó GV truyền tải thông tin từ thí nghiệm bằng biểu đồ để khắc sâu kiến thức cho HS
Bước 5: Giao btvn để HS củng cố lại kiến thức liên quan đến thành phần của không khí