Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nhiệm vụ tuần 10: các hình thức dạy học KHTN - Coggle Diagram
Nhiệm vụ tuần 10: các hình thức dạy học KHTN
cá nhân
Ưu điểm
GV có thể hướng dẫn,giúp đỡ học sinh kém
Hs tích cực tham gia các hoạt động,tự mình phát hiện ra các tri thức,bồi dưỡng năng lực cho bản thân
Tạo sự bình đằng cho HS để phát triển năng lực và sở trường củaHS
Nhược điểm
Mất nhiều thời gian
Hay gặp khó khăn trong quá trình hoạt động
Khái niệm
Là hình thức dạy học trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV có thể sử dụng tài liệu học tập,phương tiện dạy học,giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh
Lưu ý
Gv nói vừa đủ cho 1-2HS nghe,không làm ảnh hưởng tới HS khác
Điều hành hợp lí các hoạt động của lớp
Thời gian hướng dẫn chỉ mất khoảng 3-5phut
Nhóm
Ưu điểm
Hạn chế sự tiếp nhận thụ động của HS từ giáo viên,từ đó hiệu quả dạy học sẽ cao hơn
Tạo điều kiện cho học sinh lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn bè để bổ sung vốn kiến thức và hiểu biết cho bản thân
HS dễ hỏi ý kiến lẫn nhau,các em có thể tự đưa ra ý kiến của mình,lắng nghe ý kiến của người khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao
giúp HS phát huy được vai trò hoạt động của mình,phát triển kĩ năng giao tiếp và việc hình thành tính cách của trẻ trong việc phối hợp hoạt động với GV và bạn bè
Gv có điều kiện theo dõi,giúp đỡ khó khăn các nhóm mắc phải
Nhược điểm
hạn chế không gian chật hẹp,dễ gây tiếng ồn,ảnh hưởng tới lớp học khác
Có thể làm bài dạy khó hoàn thành do thời gian giao hoạt động không hợp lý
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học hợp tác.qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết đó với bạn học trong nhóm
Lưu ý
Phân công nhiệm vụ rõ ràng
Mỗi nhóm chỉ từ 3-5 thành viên
Thường xuyên thay đổi cách chia nhóm để các em có điều kiện học tập giao tiếp chia sẻ với tất cả các bạn trong lớp
Tham quan
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học sinh động , tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc tham quan, quan sát thiên nhiên, giúp HS thêm yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời, giúp HS tìm hiểu những sự vật và hiện tượng, có liên quan đến bài học trong Chương trình.
Ưu điểm
Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường góp phần giáo dục thể chất cho HS
Giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp thông qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới TN- XH xung quanh. Các em vừa nâng cao kết quả quan sát vừa tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy
HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh
Hoạt động tham quan còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau
Nhược điểm
GV gặp khó khăn trong việc quản lí HS, tìm địa điểm
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp.
Tốn nhiều kinh phí cho những chuyến tham quan tại địa điểm xa.
Lưu ý
Cần tìm hiểu kỹ hiện trường nơi sẽ tổ chức tiết học
Cần xác định trọng tâm kiến thức của bài học
Cần lưu ý khâu ổn định tổ chức học sinh khi đi, về từ lớp tới hiện trường học tập và cả trong khi học tập để đảm bảo hiệu quả của giờ học và sự an toàn cho học sinh.
Cần lưu ý các thủ thuật lôi cuốn sự chú ý của học sinh
Cả lớp
Ưu điểm
GV dễ quản lí, theo dõi, bao quát HS, trong một thời gian ngắn có thể thông báo được nhiều kiến thức tới Hs
HS dễ tập trung, chú ý hơn
GV dễ đảm bảo thời gian, dễ sử dụng các phương tiện dạy học
Giờ học không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố thời tiết
Phù hợp với hình thức tổ chức dạy học theo trường, lớp ở trường tiểu học hiện nay
Nhược điểm
Do đối tượng học của các môn học TN&XH là các sự vật, hiện tượng môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh nên việc học tập trong 4 bức tường khép kín làm cho HS khó quan sát, GV phải dùng lời lẽ để giảng giải nhiều, nội dung dạy học khó bám sát vào thực tế hay còn mang tính "sách vở"
Khó kích thích được tính tập thể, tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau trong HS
HS khó có cơ hội để bộc lộ cá tính, sở trường riêng
HS bị gò bó, tầm nhìn hẹp, khó liên hệ và vận dụng vào thực tế
GV khó tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt động đòi hỏi phòng rộng rãi
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ HS trong lớp học. Theo hình thức tổ chức này, GV là người hoạt động chủ yếu, HS làm việc ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
Hình thức này thường sử dụng ở đa số tiết học, thường là ở đầu tiết
Chú ý
Phối hợp hình thức dạy học đồng loạt cả lớp với các hình thức dạy học theo nhóm và cá nhân
Sử dụng hình thức này nên hướng vào các hoạt động định hướng nhiệm vụ học tập, HS trình bày báo cáo, GV sử dụng các PPDH như: kể chuyện, thuyết trình giải thích một vấn đề khó hoặc tiến hành các tiết học kiểm tra
Trải nghiệm
Ưu điểm
Giúp HS phát triển toàn diện, năng động, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân
Thích hợp cho việc sử dụng các PPDH, dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS
Giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt,không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học
HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát vừa tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy
HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường sống xung quanh
Những hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng Hình thành thói quen hợp tác, tương trợ học hỏi lẫn nhau
Khái niệm
Là hình thức dạy học đưa HS trải nghiệm thực tế với cuộc sống bên ngoài, tự mình khám phá, học hỏi nhưng gì cần có
Nhược điểm
Khó quản lí HS
Môi trường có thể tác động tới kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS
Tốn thời gian đi lại, ổn định tổ chức lớp ảnh hưởng đến kết quả tiết học
Chú ý
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe HS (không nóng, rét, gió mạnh...) và nề nếp học tập chung của trường
Những tác động của môi trường tới thời điểm diễn ra tiết học làm ảnh hưởng khả năng sử dụng các PPDH (sương mù, mưa, nắng...)
GV cần tìm hiểu kỹ hiện trường tiết học, chuẩn bị tôn giáo án phù hợp với dạy học ngoài lớp
Thời gian tiết học có hạn, do vậy việc tổ chức dạy học ngoài lớp ở các địa điểm gần trường là tốt nhất