Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các hình thức dạy học khoa học xã hội ở Tiểu học - Coggle Diagram
Các hình thức dạy học khoa học xã hội ở Tiểu học
Học ngoài thiên nhiên
Vai trò
Với giờ học ngoài thiên nhiên, học sinh không bị bó hẹp bởi phạm vi lớp học, do vậy các em có điều kiện tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh. Trong khi đó, kiến thức của môn Xã hội chủ yếu là xã hội và môi trường xung quanh các em.
Hình thành ở học sinh thói quen hợp tác, tương trợ lẫn nhau; Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Trên cơ sở đó mà giáo viên có thể điều chỉnh lại cách dạy và giáo dục.
Các giờ học ngoài thiên nhiên dễ hình thành ở học sinh khả năng vận dụng những tri thức vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng thực hành. Ví dụ ở các bài: Quy tắc đi bộ, Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống...
Khi được tiếp xúc môi trường xã hội, hoạt động của môi trường xung quanh sẽ gây tác động đối với học sinh. Các bài học ngoài thiên nhiên giúp học sinh được quan sát trực tiếp các đối tượng học tập, nhờ vậy hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới tự nhiên xung quanh.
Tạo điều kiện cho việc hình thành những biểu tượng chân thực về các sự vật hiện tượng làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành các thái độ và hành vi đúng đắn về môi trường xung quanh. HS quan sát trực tiếp môi trường ở địa phương mình thì các em mới phát hiện ra tính vấn đề địa phương như: các loại xe cộ, cách sản xuất của địa phương, con người... trên cơ sở đó mới có thể hình thành ở HS ý thức, thái độ và hành vi.
Giờ học ngoài thiên nhiên sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh và bền vững hơn, từ đó mà chất lượng của giờ học được nâng cao.
Quy trình
Hoạt động trong lớp
Giáo viên giới thiệu bài mới cho học sinh.
Thông báo cho học sinh nội dung và địa điểm học tập.
Hoạt động ngoài lớp
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học ngoài thiên nhiên: quan sát, trải nghiệm, thực hành, hoặc làm thí nghiệm.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Đưa học sinh đến địa điểm học và ổn định tổ chức.
Học sinh đưa ra các ý kiến thảo luận, nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các kĩ năng bằng các hoạt động thực tế có liên quan đến nội dung bài học.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học hoặc có thể cho học sinh liên hệ với thực tế hoặc cho học sinh thể hiện thái độ của mình khi học xong bài học bằng những hành động cụ thể để củng cố thêm bài học.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
Bản chất
Được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Lưu ý
Các tiết học ngoài thiên nhiên có nhược điểm là khó quản lí học sinh, mất thời gian đi lại, học sinh dễ bị phân tán chú ý vì những tác động của các yếu tố của môi trường xung quanh. Ngoài ra, các tiết học này còn phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh.
Tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn.
: Chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện dạy học ngoài lớp và đặc điểm nhận thức của học sinh: xác định đối tượng học tập chính phù hợp với trọng tâm bài dạy, dự kiến được các phương pháp dạy học cần sử dụng nhằm lôi cuốn sự chú ý và gây hứng thú nhận thức, hạn chế tối đa sự phân tán chú ý của học sinh.
Dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra lớp học để chủ động trong kế hoạch dạy học
Khái niệm
Là hình thức dạy học trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.
Là hình thức tổ chức học tập ngoài lớp có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định, thực hiện theo chương trình kế hoạch dạy học, được học sinh tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Tham quan
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp học sinh tìm hiểu những sự hiện tượng xã hội có liên quan đến bài học trong chương trình.
Là hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tham quan, quan sát ngoài cuộc sống. Học sinh qua sát và tri giác những hiên tượng xã hội có liên quan đến nội dung học tập
Vai trò
Giúp học sinh tìm hiểu những hiện tượng xã hội có liên quan đến chương trình học trên lớp ở ngoài thực tế.
Giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết, mở rộng tầm nhìn về những hiện tượng đã được học trong sách giáo khoa và gây hứng thú trong học tập
Các dạng tham quan
Tham quan bổ sung:
được tổ chức khi đang học một chủ đề, dùng để kiểm tra một phần các tri đã học, thu thập tài liệu cần thiết để tiếp tục tìm hiểu về chủ đề đang học
Tham quan tổng kết:
được tiến hành sau khi học xong một chủ đề nhằm củng cố, mở rộng, tổng kết, khái quát hóa các tài liệu đã học về chủ đề này.
Tham quan chuẩn bị
: được tiến hành trước khi học bài mới, nhằm gây hứng thu cho học sinh về bài học mới, thu thập tài liệu thực tế cho bài học
Cách tiến hành
Bước 2: Xác định rõ yêu cầu tham quan
Bước 3: Lựa chọn được phương pháp thích và đề ra kế hoạch cho việc tham quan
Bước 1: Xác định đối tượng cần tham quan. Hiện tượng này cần có liên quan đến nội dung bài học và thuận lợi cho việc tổ chức tham quan như thời gian, địa điểm
Bước 4: Hướng dẫn học sinh đưa ra những kết luận, đánh giá, trình bày trước và sau khi tham quan
Bước 5: Giáo viên nhận xét và đáng giá bài thu hoạch của học sinh và tổng kết
Chú ý
Cần phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp. Có kế hoạch tỉ mỉ cho từng buổi tham quan. Chọn được địa điểm, phương tiện đi lại thuận lợi
Cần hướng dẫn học sinh ghi chép, quan sát trong khi tham quan
Cần chú ý khâu ổn định tổ chức của học sinh khi đi và khi về để đảm bảo sự an toàn cho học sinh
Quy định kỉ luật an toàn trên đường đi và mơi đến tham quan