Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
nhiệm vụ 7 - Coggle Diagram
nhiệm vụ 7
Tự điều chỉnh không hiệu quả
CÁ NHÂN
Ưu điểm
Phát huy được tính tự lực, tự lập và khả năng tự học của học sinh.
Giáo viên có thể bối dưỡng thêm cho các em học sinh khá giỏi, giúp đỡ cho các em học sinh yếu kém.
Tạo sự bình đẳng cho HS để phát triển năng lực và sở trường của mình
Thông qua giao việc cụ thể cho từng HS, buộc HS phải tích cự học tập, tự mình phát hiện ra kiến thức.
Phù hợp với chương trình học tập dành cho các lớp ghép
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên tổ chức cho các em học sinh làm việc độc lập hoặc hướng dẫn cho cá nhân. Gv cũng có thể yêu cầu từng em làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng dạy học, điều tra... sau đó từng HS hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhược điểm
Trong một số tiết học khó có thể sử dụng hình thức này vì mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung dạy học.
Một số lưu ý
Khi hướng dẫn cá nhân giáo viên cần nói nhỏ để không ảnh hưởng đến các em học sinh khác trong lớp.
Thời gian dành cho hướng dẫn một cá nhân không nên kéo dài quá 5 phút.
Thường phải có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như phiếu học tập, tranh ảnh, mô hình, vật thật ...
Một số hình thức dạy học cá nhân
Tham gia vào môn học tự chọn TN&XH
Thể hiện tài năng, sở trường (làm thơ, viết văn, kể chuyện, vẽ tranh vv..)
Làm trò chơi khoa học
Các hoạt động độc lập khác (sưu tầm mẫu vật tranh ảnh vv...)
Làm các bài tập trong sách bài tập các môn về tự nhiên và xã hội- Tiến hành thí nghiệm tự lực để tìm hiểu hoặc đối chứng các hiện tượng
GV giúp đỡ cá nhân
Làm việc với phiếu học tập: Phiếu học, phiếu thực hành, phiếu kiểm tra, phiếu giao việc vv..
Dạy học theo nhóm
e
Khái niệm
Là hình thức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chối sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức tổ chức dạy học này khai thác trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyệ thông qua hoạt động tập thể.
Ưu điểm
Tạo nên môi trường học tập mà trong đó mọi người cùng tham gia, cùng hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau
Hình thành không khí học tập tích cực trong nhóm: khuyến khích, động viên các thành viên trong nhóm luôn có ý thức sưu tầm tài liệu, tìm giải pháp mới giải quyết vấn đề, tích cực tư duy sáng tạo để chuẩn bị tranh luận, phát biểu, bỗi dưỡng khả năng trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói...
Hình thành và phát triển thói quen làm việc tự giác, tích cực, độc lập và ý thức trách nhiệm đối với tập thể nhóm cũng như sự quan tâm giúp đỡ bạn bè gọc tập
Hình thành và phát triển một số kỹ năng tự học , tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân cũng như cả nhóm...
chuyển từ cách dạy học tập trung vào Gv sang cách dạy tập trung vào HS
Chuyển từ việc giáo viên phải trực tiếp giảng giải, thuyết trình, biểu diễn thí nghiệm... sang việc giáo viên chỉ hướng dẫn trợ giúp các em học sinh khi cần thiết.
Từ việc giáo viên phải là người bao quát quản lí học sinh sang cách học mà các em học sinh tự quản lí lẫn nhau.
.
Từ việc cả lớp học sinh cùng làm việc sang hướng từng nhóm, thậm chí từng học sinh làm việc.
Một số cách chia nhóm
Dùng biểu tượng..
Cần có những biểu tượng được in, vẽ hoặc viết vào phiếu.
Cần chia lớp thành bao nhiêu nhóm thì cần có bấy nhiêu loại biểu tượng và tổng số phiếu sẽ bằng số học sinh của cả lớp.
Các em học sinh được nhận mỗi người một phiếu và những em có cùng một loại biểu tượng sẽ ở vào một nhóm.
: Biểu tượng có thể dùng là các loại hoa, cây, con vật ...
Dùng màu sắc
Cũng tương tự như dùng biểu tượng, nhưng ở đây mỗi một mầu sẽ có vai trò như một biểu tượng.
Gọi số
Khi cần chia lớp học sinh thành bao nhiêu (ví dụ: 6) nhóm thì yêu cầu các em đếm từ 1 đến số đó (6), các em học sinh có cùng số đếm sẽ là thành viên trong một nhóm
Theo bàn
Có thể theo cặp (hai học sinh ngồi cùng bàn vào một nhóm)
Có thể hai bàn liên tiếp nhau
Nhược điểm
Tuy nhiên nếu tổ chức không tốt, hình thức học tập nhóm mất nhiều thời gian mà mang lại hiệu quả thấp, không phát huy đồng đều tính tích cực học tập của mỗi HS, dễ tạo nên sự ỉ lại, dựa dẫm vào bạn bè...
Áp dụng phương pháp này còn hạn chế do không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới những lớp khác.
Do thời gian hạn định nên tổ chức không hợp lí sẽ gây mất thời gian ảnh hưởng tới toàn bộ tiết học
Một số lưu ý
Cần thường xuyên thay đổi cách chia nhóm để các em HS có điều kiện học tập, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều HS khác nhau trong lớp.
Cần phân công công việc rõ ràng để các nhóm thậm chí từng thành viên trong các nhóm nắm vững nhiệm vụ học tập của mình để thực hiện chúng một cách hiệu quả
Nên tích cực chia HS thành các nhóm nhỏ (từ 2 đến 6 HS) để tạo điều kiện cho từng cá nhân HS tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập.
Cần thay đổi thường xuyên cách phân công nhóm trưởng, thứ ký để mọi em HS đều có cơ hội bình đẳng trong việc điều khiển và quản lý các hoạt động nhóm
cách tiến hành
Gv nêu câu hỏi, vấn đề cần thảo luận
chia nhóm giao nhiệm vụ và quy định thời gian thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Hs rút ra kết luận
GV đưa ra kết luận
ví dụ bài thực vật cần gì để sống
Gv chia lớp thành 4 nhóm
Gv phát cho mỗi nhóm một tờ giấy a3,
DẠY HỌC CẢ LỚP
Là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp
Nội dung
Hình thức dạy học cả lớp được sử dụng ở đa số các thiết hợp có thể vào đầu tiết học giữa tiết hoặc cuối tiết tùy vào nội dung từ bài thời gian dạy học cả lớp không chiếm trọn vẹn cả tiết học như trước mà chỉ chiếm ít phút để giáo viên truyền đạt thông tin hướng dẫn học sinh hay tổng kết
Tác dụng
Giúp giáo viên có điều kiện cung cấp thông tin nhiều hơn đối tượng tiếp nhận thông tin là học sinh cũng lớn hơn
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống
Ưu điểm
Giáo viên dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình hạn chế lệ thuộc môi trường xung quanh
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống logic
Giáo viên dễ điều hành và quản lý lớp
Trong một thời gian ngắn giáo viên có thể cung cấp nhiều kiến thức
Nhược điểm
Hoạt động trong giờ học chủ yếu là giáo viên học sinh ít làm việc và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
Học sinh không phát huy được Khả năng tư duy sáng tạo
Lưu ý
Không sử dụng hình thức tổ chức này trong toàn bộ tiết học chỉ nên sử dụng ở đầu cuối tiết hợp hoặc trong các trường hợp kiểm tra đặt vấn đề vào bài mới bổ sung và mở rộng kiến thức
Giáo viên phải đảm bảo sự thu hút của toàn thể để học sinh ở mọi vị trí trong lớp
Cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học cả lớp với các hình thức tổ chức dạy học khác
Giáo viên cần quan tâm đến những học sinh còn yếu kém để đảm bảo mỗi học sinh đều lĩnh hội được kiến thức ốc
Ở vị trí Mà mọi học sinh trong lớp có thể nhìn thấy rõ nhất những hướng dẫn của giáo viên phải rõ ràng mạch lạc và đầy đủ thông tin in
DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
Là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau qua đó phát triển năn lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của HS
Cách tiến hầnh
Bước 1: Hs tiếp nhận nhiệm vụ và giáo viên đưa ra là những yêu cầu, vấn đề cần tìm hiểu của hoạt động trải nghiệm
Bước 2: Trải nghiệm
Bước 3: Chia sẻ - phản hồi
Bước 4: Tổng hợp liên hệ kinh nghiệm với những vấn đề thực tế
Bước 5: Vận dụng
Bước 6: Đánh giá
Ưu điểm
Thích hợp cho việc sử dụng các ppdh (quan sát thiên nhiên, các trì chơi...), dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS
giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt.HS có điều kiện gần gũi và hiểu biết thêm về thiên nhiên
-Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, hình thành thói quen hợp tác, tương trợ học hỏi lẫn nhau
Nhược điểm
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của giáo viên và học sinh
Khó quản lý học sinh
Tốn thời gian ổn định tổ chức lớp
Tác dụng
Giúp HS hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới xung quanh
Dễ giáo dục tình cảm, thái độ đối với môi trường cho HS
Lưu ý
Cần lưu ý các thủ thuật lôi cuốn sự chú ý của HS
Cần lưu ý khâu ổn định tổ chức Hs khi đi, về từ lớp tới địa điểm học tập và cả khi trong học tập để đảm bảo hiệu quả của giờ học và sự an toàn của HS
Cần tìm hiểu kĩ tưỡng địa điểm nơi tổ chức lớp học
Cần xác định trọng tâm kiến thức của bài học
Dạy học thăm quan
Khái niệm: Tham quan là 1 hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình
Tác dụng
Giúp HS tìm hiểu những sự vật hiện tượng có liên quan đến chương trình học trên lớp ở ngoài thực tế
Giúp HS thấy được những sự vật hiện tượng có trong tự nhiên phức tạp, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với những gì được học trên lớp. Từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết cho HS và gây hứng thú trong học tập
Cách tiến hành
B1: Lựa chọn đối tượng để tham quan
B2: Xác định rõ yêu cầu tham quan
B3: Lập kế hoạch chu đáo cho tham quan
B4: Tiến hành tham quan
B5: GV cho HS viết bài thu hoạch và báo cáo trước lớp
B6: GV đưa ra những nhận xét đánh giá những bài thu hoạch của HS và tổng kết
Ưu điểm
Tạo điều kiện để HS tiếp xúc với thiện nhiên xung quanh nhằm giúp các em vừa có biểu tượng sinh động vụ thể, vừa bổ sung mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài trường, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống
Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường, góp phần giáo dục thể chất cho HS
Nhược điểm
GV khó có thể quản lý tốt HS
Tốn thời gian
Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của HS
Lưu ý
GV cần tìm trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS được thuận lợi
Dự kiến trước tình huống có thể xảy ra
Quy định về kỷ luật, an toàn khi đến nơi tham quan
Phổ biến trước nhiệm vụ cho cả lớp
Phương tiện dạy học KHTN ở TH
tranh ảnh
Là loại phương tiện được sử dụng phổ biến trong các môn học về tự nhiên và xã hội,
thường được sử dụng khi không có vật thật hoặc hỗ trợ thêm cho vật thật.
Cách sử dụng
Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được vẽ hoặc chụp trong các bức tranh bằng các câu hỏi định hướng cụ thể
Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được vẽ hoặc chụp trong các bức tranh bằng các câu hỏi định hướng cụ thể
Giáo viên tạo cơ hội và thời gian để các em được quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra những kết quả mà mình đã quan sát được
Ưu điểm
có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.
• phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của hs
• gây hứng thú học tập
• hs dễ hình dung nắm bắt kiến thức
Lưu ý
• Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng của hs
• Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng ương ứng thích hợp.
• Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của hs
• Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi dẫn dắt hs quan sát và tự khai thác kiến thức
Nhược điiểm
• Nếu sử dụng không khéo sẽ làm phân tán chú ý của hs, dẫn đến hs không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học
• Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, gv cần tính toán kĩ để phù hợp với thời lượng đã quy định.
Mẫu vật thật
Khái niệm
Vật thật là những vật chất của môi trường TN-XH được mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học
Mẫu vật là những phương tiện có nguồn gốc của vật thật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi,ép...
Mẫu vật là những vật thật vốn tươi sống nhưng để bảo quản qua thời gian người ta đem ngâm, phơi,ép...
Các vật thật và mẫu vật thường dùng
Vật thật
Một số bộ phận bên ngoài của cơ thể người và một số giác quan
Một số cây cối và con vật
Một số bộ phận của cây
Một số đồ dùng trong nhà
Mẫu vật
Mẫu vật ép: cây và một số bộ phận của các cây nhỏ, một số loài bướm...
Mẫu vật nhồi: Một số loài chim, thú...
Mẫu vật ngâm: Giun đũa, sán, ếch, ấu trùng ... được ngâm trong dung dịch chống phân hủy.
Mô hình
Tác dụng
Mô hình được chắp nối như hình ảnh các vật thật nhưng có kích thước nhỏ hơn => dễ hình dung
Nhiều mô hình có thể tháo lắp dễ dàng để tiện nghiên cứu, quan sát từng bộ phận, chi tiết
Mô tả được các sự vật, hiện tượng trong không gian ba chiều, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng
Ngoài mô hình tĩnh còn có mô hình động để diễn tả một quá trình diễn biến của một hiện tượng, sự kiện nào đó. Ví dụ mô hình chuyển động của trái đất trong hệ mặt trời
Cách sử dụng
Khi hs quan sát, hướng dẫn các em quan sát từ nhiều phía, huy động các giác quan để tri giác thông tin đầy đủ
Hướng và giúp hs tìm ra mỗi liên hệ giữa các sự vật hiện tượng có trong mô hình.
Hướng dẫn hs quan sát kĩ các sự vật, mô hình được biểu thị trên mô hình bằng những câu hỏi định hướng cụ thể
GV tạo cơ hội và thời gian để các em được quan sát tỉ mỉ và tự nói ra kết quả mình đã quan sát được từ mô hình
Các mô hình thường dùng: Quả địa cầu, các dạng địa hình, các trận đánh,...
Ví dụ: Bài 68" Bề mặt lục địa
Chuẩn bị: Mô hình đồng bằng và cao nguyên
Cách tiến hành:
B1: GV hướng dẫn hs quan sát mô hình
B2: GV đưa ra câu hỏi: Độ cao của đồng bằng và cao nguyên khác nhau thế nào? Bề mặt của đồng bằng và cao nguyên có gì giống nhau?
B3: Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm/ cá nhân đưa ra câu trả lời
B4: Gv yêu cầu nhận xét. Sau đó Gv nhận xét và rút ra kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc
Mục tiêu
Hs nhận ra được sự giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên
Hs nhận biết được đồng bằng và cao nguyên
Khái niệm
Mô hình là hình mẫu thu nhỏ trong không gian để biểu thị 1 vật hoặc mô tả một quá trình, sự kiện
Video
Sử dụng trong dạy học các môn khoa học xã hội lớp 1,2,3 và môn khoa học lớp 4,5
Cách tiến hành
B2: Hs quan sát và nhận xét
B3: Gv đưa ra nhận xét và kết quả
B1: GV cho hs quan sát video đã chuẩn bị
Khái niệm: Phương tiện dạy học video là phương tiện thuộc nhóm trực quan cung cấp thông tin, nội dung bài học qua một đoạn video, clip.
SGK
SGK là tài liệu chính có tác dụng cụ thể hoá chương trình giáo dục, đảm bảo cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức, kĩ năng phù hợp với mục đích và yêu cầu mà môn học đề ra, là nguồn tri thức quan trọng đối với HS
Đặc điểm
SGK được trình bày đảm bảo tính khoa học, sư phạm và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học
Là phương tiện dạy học quan trọng nhất trong các phương tiện dạy học môn học về tự nhiên
Cấu trúc
SGK môn TN-XH chủ yếu được trình bày bằng những hình ảnh phong phú, sinh động, màu sắc tươi sáng bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học
Kênh hình: khác với SGK môn TN-XH cũ, kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho HS thông qua các kí hiệu
Kênh chữ: chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu HS làm việc. Một số bài ở lớp 2 và lớp 3, kênh chữ đã được tăng cường, đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin của bài học
Cách trình bày
Cách trình bày 1 chủ đề
Mỗi chủ đề đều có 1 trang riêng để giới thiệu tên chủ đều và 1 hình ảnh tượng trưng cho chủ đề. Mỗi chủ đề được phân biệt bằng 1 dải màu và 1 hình ảnh khác nhau
Ví dụ: chủ đề “Con người và sức khỏe” được phân biệt bởi màu hồng với kí hiệu là 1 cậu bé; chủ đề “Tự nhiên” được phân biệt bởi màu xanh da trời và có kí hiệu là 1 ông Mặt Trời
Cách trình bày 1 bài học
mỗi bài học được trình bày ngắn gọn trong hai trang liền nhau để hs tiện theo dõi
So với SGK cũ, cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn. Có thể bắt đầu bằng những câu hỏi nhằm yêu cầu HS huy động vốn hiểu biết của mình hoặc liên hệ thực tế rồi mới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài qua việc quan sát các hình ảnh trong SGK hay các mẫu vật
Cũng có thể bắt đầu bằng lệnh yêu cầu HS quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan sát thiên nhiên, học ngoài hiện trường để tìm ra kiến thức mới rồi mới tới những câu hỏi nhằm yêu cầu HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống
Kết thúc bài học thường là trò chơi hoặc yêu cầu HS vẽ, hoặc tiến hành các thí nghiệm, hoặc thực hành những điều mà các em đã học
Với cấu trúc như vậy, mỗi bài học là 1 chuỗi các trình tự hoạt động học tập của HS, đồng thời giúp cho GV lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp