Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KHTN - Coggle Diagram
KHTN
Phương tiện dạy học KHTN ở Tiểu học
Phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất và phi vật chất được GV sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy
Vai trò
Đối với HS
Giúp HS thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ và chính xác
Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp các hiện tượng
Gây hứng thú nhận thức cho HS
Củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức mà HS đã lĩnh hội được
Đối với GV
Có điều kiện thuận lợi để thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho HS 1 cách đầy đủ, sâu sắc sinh động
Nguyên tắc
PTDH phải là công cụ để GV tổ chức chỉ đạo các hoạt động
Phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học
Phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đủ số lượng
Phải đảm bảo tính thẩm mỹ trực quan
Cần tăng cường sử dụng các PTDH hiện đại
Luôn tích cực, tìm tòi, sưu tầm làm đồ dùng học tập
Linh hoạt phối hợp các PTDH khác nhau
Tranh ảnh
Khái niệm
Là loại phương tiện được sử dụng phổ biến trong các môn học về TN và XH, thường được sử dụng khi không có vật thật hoặc hỗ trợ thêm cho vật thật. Là những tranh vẽ hay ảnh chụp được sử dụng làm PTDH
Các loại tranh thường dùng
Phân chia theo nguồn gốc
Tranh ảnh do GV và HS sưu tầm
Tranh ảnh có sẵn trong SGK
Phần chia theo nội dung
Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng tự nhiên
Tranh ảnh về các cơ quan trong cơ thể người
Cách sử dụng
Hướng dẫn HS quan sát kĩ các hiện tượng, sự vật được vẽ hoặc chụp bằng các câu hỏi cụ thể. VD: Em thấy trong tranh vẽ gì?
Hướng dẫn và giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tranh ảnh
GV tạo cơ hội và thời gian để các em quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra kết quả mà mình tự quan sát được
Mẫu vật thật
Vật thật : Là những vật của môi trường TN và XH được mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học
Mẫu vật : Là những phương tiện có nguồn gốc của sự vật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi, ép hoặc nhồi...
Ví dụ
Vật thật : cây và các bộ phận của cây, một số con vật,.... Nhiệt kế, la bàn, hộp khoáng sản...
Mẫu vật:
Mẫu vật ngâm: Giun đũa, sán, ếch, ấu trùng,... Được ngâm trong dung dịch chống phân hủy
Mẫu vật ép: cây và 1 số bộ phận của các cây nhỏ, 1 số loài bướm...
Mẫu vật nhồi: một số loài chim, thú....
Mô hình
Khái niệm: Là loại phương tiền thuộc nhóm trực quan tượng hình nhằm cung cấp những kinh nghiệm qua việc phản ánh cấu trúc không gian của đối tượng nghiên cứu.
Mục đích sử dụng
Sử dụng mô hình làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình
Làm đối tượng nghiên cứu thực nghiệm hay suy diễn về nguyên hình
Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt mở hình sao cho học sinh ở các vị trí khác nhau đều có thể quan sát được dễ dàng
Bước 2: Giới thiệu cho học sinh mục đích quan sát, chỉ dẫn cách thức quan sát, những trong tâm cần quan sát
Bước 3: Quan sát mô hình
Lựa chọn mô hình cân chú ý
Thích hợp với mục đích học tập và thời gian giảng dạy
Có cần thiết hay không, hay có thể sử dụng vật thật?
Các chi tiết quan trọng có đúng hay không?
Mô hình có bền chắc đảm bảo an toàn hay không?
Video
Khái niệm
Phương tiện dạy học video là phương tiền dạy học thuộc nhóm trực quan, cung cấp thông tin, nội dung bài học qua một video, clip.
Phạm vi sử dụng
Áp dụng trong các môn khoa học tự nhiên lớp 1,2,3
Áp dụng trong môn lịch sử và địa lí lớp 4,5.
Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát đoạn video đã chuẩn bị
Bước 2: Học sinh quan sát và nhận xét
Bước 3: Giáo viên đưa ra nhận xét và kết quả
SGK
Khái niệm
là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học]. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách.
Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học.
Vai trò
SGK không chỉ là nơi cung cấp dữ liệu mà còn là phương tiện dạy và học quan trọng có nhiệm vụ phối hợp với thầy và trò., hướng hoạt động của thầy và trò đi đúng hướng để nhằm mục đích cuối cùng
SGK được soạn theo lấy hành động lời nói để săp xếp ,tổ chức ngữ liệu và phân chia bài học
Các hoạt động làm việc với SGK
Phân loại theo lý thuyết thông tin
Phân loại theo kênh thông tin
Phân loại theo kiểu bài tập lên lớp
Phân loại theo pp đọc sách ( Đọc khái quát, đặt câu hỏi,đọc kỹ ,xem lại, kể lại, ngẫm lại)
Phân loại theo chức năng của hoạt động học tập
Kỹ năng làm việc với SGK của HS
Kỹ năng làm việc với kênh chữ
Kỹ năng làm việc với kênh hình
Kỹ năng khai thác thông tin từ bảng trong sgk
Kỹ năng vận dụng thông tin đọc được từ sgk
Rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK
B1: GV giới thiệu ý nghĩa và các bước của kỹ năng đó
B2: GV minh họa, làm mẫu
GV tổ chức HS luyện tập
GV kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện kĩ năng của HS
Hình thức dạy học KHTN ở TH
Hình thức DH cá nhân
Khái nệm
Là hình thức tổ chức DH chú ý tới hoạt động của cá thể HS
Tác dụng
Hoạt động cá nhân là cơ sở của sự hoàn thành toàn bộ nhân cách của HS
DH cá nhân tạo ra sự bình đẳng để mỗi HS có thể phát triển theo năng lực và sở trường của mình
DH cá nhân giúp đỡ HS kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện để HS giỏi học giỏi hơn nữa.......
Lưu ý
Điều hành hợp lý các hoạt động của lớp, kết hợp các tài liệu, phương tiện DH
GV nói vừa đủ để HS nghe, không làm ảnh hưởng đến HS khác, khuyến khích HS trình bày ý kiến của mình
Thời gian hướng dẫn khoảng 3-5 phút
Ví dụ: Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí (khoa học 4)
Nhiệm vụ: Nhấn chìm 1 chiếc chai rỗng có đậy nút kín xuống đáy 1 chậu nước, quan sát và trả lời câu hỏi:
Hiện tượng gì xảy ra khi mở nút chai?
Tại sao có hiện tượng như vậy?
Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
Hình thức DH cả lớp
Khái niệm
Là hình thức tổ chức DH mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ HS cả lớp. Theo hình thức tổ chức DH này, hoạt động trong giờ học chủ yếu là GV, HS làm việc ít và tiếp nhận thông tin 1 cách thụ động
Tác dụng
Giúp GV có điều kiện cung cấp lượng thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là HS cũng lớn hơn
Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thông tin 1 cách hệ thống, logic
Lưu ý
Không sử dụng hình thức tổ chức DH này trong toàn bộ tiết học chỉ nên sử dụng ở đầu cuối tiết học hoặc trong các trường hợp kiểm tra đặt vấn đề vào bài mới bổ sung và mở rộng kiến thức
Bằng lời nói, câu hỏi hấp dẫn, GV phải đảm bảo sự thu hút của toàn thể HS ở mọi vị trí trong lớp
Cần kết hợp các hình thức tổ chức DH cả lớp với các hình thức tổ chức DH khác
GV cần quan tâm đến những HS còn yếu kém để đảm bảo mỗi HS đều lĩnh hội được nội dung bài học
GV phải luôn đứng ở vị trí mà mọi HS trong lớp có thể nhìn thấy rõ nhất. Những hướng dẫn của GV phải rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ thông tin
Ví dụ: Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học 4)
Hai thành phần của không khí
Sau khi tiến hành thí nghiệm như đã trình bày trong SGK, GV bổ sung kiến thức: Nến cháy đã lấy đi từ không khí toàn bộ chất khí cần cho sự cháy. Chất khí này được gọi là khí ôxi
Chất còn lại trong cốc là chất khí không duy trì sự cháy được gọi là khí nitơ
Sau đó kết luận về các thành phần của không khí:
Không khí gồm 2 thành phần chính là oxi và nitơ
Khí oxi duy trì sự cháy. Khí ni tơ không duy trì sự cháy nhưng có tác dụng điều hòa sự cháy
Trong không khí còn các thành phần khác
Hình thức dạy học theo nhóm
Tác dụng
Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm khai thác trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời học sinh được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể
Tạo điều kiện cho học sinh lắng nghe, lựa chọn thông tin và có vai trò trách nhiệm trong học tập
Lưu ý
Cần linh hoạt trong việc chia nhóm sao cho thuận tiện việc theo dõi
nên dua trì nhóm từ 3-5 học sinh
Nên sử dụng trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi
Khái niệm
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn họ
Tham quan
Tác dụng
Giúp HS hình thành những biểu tượng rõ ràng về thé giới xung quanh
Hình thành ở trẻ thói quen hợp tác và tương trợ lẫn nhau
Vẻ đẹp TN gây xúc cảm với thiên nhiên,môi trường xung quanh nên dễ giáo dục tình cảm,thái độ đối với môi trường cho HS
Tạo điều kiện để HS bộc lộ cá tính,năng khiếu,sở trường.Trên cơ sở đó GV có thể chỉnh lí lại cách dạy
Lưu ý
Chọn địa điểm,phương tiện đi lại, thời gian,thời tiết thích hợp để việc di chuyển của HS thuận lợi
Tìm hiểu kĩ hiện trường nơi tổ chức tham quan
Phổ biến trước nhiệm vụ học tập của cả lớp
Cần lưu ý khâu ổn định tôt chức HS khi đi
Dự kiến 1 số tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạch khắc phục
Quy định về kỉ luật, an toàn khi đi trên đường và nơi tham quan
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tham quan, quan sát thiên nhiên,giúp học sinh thêm yêu quý,có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
Ví dụ : Bài 25 : Một số loài cây sống trên cạn ( TNXH 2 )
GV có thể dẫn HS đi tham quan ở vườn quốc gia Ba VÌ ( hoặc Xuân Sơn )
Yêu cầu : HS quan sát, nhận dạng được các đặc điểm của các loài cây sống trên cạn
Tổng hơp kết quả và rút kinh nghiệm
Quy định : HS giữ kỉ luật và đi theo tập thể, tuân thủ các quy định của vườn quốc gia trong khi tham quan
Các em tiến hành quan sát các loài cây
Cách tiến hành
B3 : quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi khi học ở đó
B4 : Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp
B2 : Xác định rõ yêu cầu tham quan
B5 : tiến hành tham quan
B1 : Lựa chọn địa điểm, thời gian sẽ tham quan
B6 : GV cho HS viết bài thu hoạch , tóm tắt kết quả tham quan ( về nhận thức kỉ luật, trật tự, an toàn, sĩ số )
Trải nghiệm
Tác dụng
Người học được tham gia tích cực vào việc đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm với bản thân
Người học được sử dụng toàn diện : trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia
Các mối quan hệ được hình thành và hoàn thiện : người học với bản thân, người học với những người khác, người học với thế giới xung quanh
Lưu ý
Nên lựa chọn kĩ địa điểm dạy học và dự kiến những yếu tố thời tiết xảy ra
Đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị từ người dạy và cần nhiều thời gian để thức hiện với người học
Khái niệm
Là hình thức dạy học GV tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm khái niệm thực tế sau đó tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kí năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng HS
Ví dụ : bài 47 : Hoa ( TNXH 3 )
GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các loại hoa trong khu vực sân trường
Nhóm 2 : quan sát các loại hoa dưới nước
Nhóm 3 : quan sát các loại hoa trong chậu
Nhóm 1 : quan sát loài hoc trên cạn, trước cửa lớp học
Các nhóm quan sát và tìm hiểu theo sự phân công và cùng nhau chia sẻ về dặc điểm, cấu tạo của các loài hoa
GV nhận xét