Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 11 - Nhóm 7 - Coggle Diagram
NHIỆM VỤ TUẦN 11 - Nhóm 7
Những đổi mới về kiểm tra, đánh giá
Ngữ cảnh đánh giá
Gắn với ngữ cảnh học tập, thực tiễn cuộc sống của HS
Nội dung đánh giá
Đánh giá toàn diện và đánh giá về nhận thức: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội
Đánh giá về phẩm chất năng lực của HS : Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của HS
Mục đích đánh giá
Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống
Đánh giá về sự tiến bộ của người học so với chính họ.( Ví dụ: Em cần cố gắng như thế nào?Cố gắng ở bài tập nào? Em đã tốt ở điểm nào?)
So với thông tư 32: CHỉ đánh giá kết quả của HS tạm thời thì ở thông tư 22 đánh giá cả quá trình học tập của HS
Cách thức đánh giá
Đánh giá thường xuyên
Công cụ đánh giá là nhận xét trực tiếp bằng lời nói, viết ra vở HS
Đánh giá định kỳ
Thực hiện vào cuối kỳ I và cuối kỳ II của năm học (riêng đối với lớp 4,5 có thêm bài kiểm tra giữa kỳ I và kỳ II)
Đánh giá định kỳ theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành
Câu hỏi trong bài kiểm tra đánh giá được xây dựng theo 4 mức độ: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên vs đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, cộng đồng
Phương thức và công cụ đánh giá
Có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS dựa vào bài kiểm tra, các sản phẩm học tập của HS và dựa chủ yếu vào cả quá trình học tập của HS
Trong cách kiểm tra đánh giá mới có sự thay đổi lớn về đánh giá bằng điểm số chuyển sang đánh giá bằng nhận xét, điều này có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự cố gắng học tập ở HS , không gât áp lực về điểm số
Bài 2: SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
Năng lực vận dụng kiến thức khoa học:
Làm được một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình
Nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các công việc nhà và các hoạt động khi nghỉ ngơi cùng gia đình
Năng lực nhận thức khoa học
Kể được các công việc ở nhà của các thành viên trong gia đình
Kể 1 số hoạt động nghỉ ngơi của gia đình
Năng lực tìm hiểu khoa học:
Nói được câu đơn giản để giới thiệu công việc đơn giản của bản thân thường khi ở nhà và nhận biết được sự cần thiết chia sẻ công việc trong gia đình
III. Đồ dùng, phương pháp dạy học**
GV: tranh ảnh minh họa, một số dụng cụ làm việc nhà như chổi, khăn lau bàn, hót rác...
HS: sách giáo khoa
Các hoạt động dạy - học
III
Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức dưới hình thức trò chơi "Đối đáp"
GV phổ biến luật chơi: cả lớp chia làm hai đội, sau khi GV đưa ra yêu cầu "Kể ra những việc nhà mà em có thể làm", mỗi đội sẽ lần luotj nêu tên một công việc nhà. Tiếp tục như vậy cho đến khi có một đội không nêu được, đội còn lại sẽ giành chiến thắng.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học "Sinh hoạt trong gia đình".
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá
GV chia lớp thành các nhóm 4 thành viên, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 12, 13 (GV có thể phóng to cho HS quân sát) và trả lời câu hỏi "An và mọi người trong gia đình cùng làm những việc gì khi ở nhà?"
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Tranh 1: An cùng chị gái rửa bát.
Tranh 2: An nhặt rau cùng bố.
Tranh 3: An cùng bố dọn cơm.
Tranh 4: An giúp mẹ thu quân áo bẩn để giặt.
Tranh 5: An cùng gia đình lau dọn nhà cửa.
GV tổ chức cho các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp, đại diện từng nhóm đứng lên chia sẻ câu trả lời trước lớp.
GV nêu câu hỏi mở rộng thêm: Em thấy An là một cô bé như thế nào?
HS trả lời: An là một cô bé chăm ngoan, ngoài việc học ở trường còn biết phụ giúp gia đình làm việc nhà.
GV yêu cầu HS liên hệ những việc nhà mình đã làm được giúp gia đinh: "Em đã làm những việc nào giống bạn An?". Từ đó giáo dục các em yêu thích và làm những công việc nhà vừa sức với mình.
GV kết luận: việc nhà cần có sự chung tay của tất cả các thành viên trong gia đinh.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Giao nhiệm vụ cho hs về nhà làm 1 số việc nhà vừa sức và nhờ bố mẹ nhận xét
Đầu tiết học sau gv cho hs chia sẻ những việc mình đã làm
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
GV bật nhạc và bắt nhịp cho HS hát bài " Bé quét nhà".
HS hát bh
GV hỏi: " Bạn nhỏ làm việc nhà gì?; em đã làm công việc nào khi ở nhà?"
HS trả lời
GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Sự cần thiết của việc nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình
GV yêu cầu HS thảo luận nội dung tranh trong SGK theo nhóm 4 người
HS trình bày
GV nhận xét, rút ra kết luận
Hoạt động 3: liên hệ
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh 3,4. Trong sách giáo khoa và cho biết bức tranh vẽ gì?
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Liên hệ bản thân: giáo viên hỏi học sinh :" gia đình em thường làm gì vào ngày nghỉ?"
Học sinh tự liên hệ và đưa ra ý kiến của mình
II. Nội dung dạy học
Kể những công việc trong gia đình bạn