Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kĩ thuật giao nhiệm vụ trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non -…
Kĩ thuật giao nhiệm vụ trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Khái niệm
Nhiệm vụ là những công việc được giao và cần hay bắt buộc phải làm để có thể đảm bảo được chức năng cho vị trí của mình tránh những sai lệch trong công việc. Thường sẽ giao nhiệm vụ cho một vị trí nào đó và yêu cầu hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.
Phương pháp giao nhiệm vụ Là phương pháp lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đa dạng với những công việc cụ thể, với những nghĩa vụ xã hội nhất định. Qua đó, học sinh sẽ có điều kiện để thể hiện những kinh nghiệm vốn có của mình hình thành được những hành vi phù hợp với công việc được giao, thu nhận kiến thức phù hợp.
Lưu ý
Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
Nhiệm vụ là gì?
Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
• Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không
gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
Ưu và nhược điểm Kĩ thuật giao nhiệm vụ trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Ưu điểm
Học sinh chủ động tìm ra kiến thức.
· Các em không chỉ sử dụng vốn sống của bản thân mà trong quá trình tham gia đi tìm kiếm thông tin giúp các em tự gây dựng thêm vốn sống cho mình.
· Giáo viên tránh được lối truyền đạt thụ động, không gây hứng thú cho học sinh.
· Tạo được mối liên kết cũng như có sự phối họp giữa gia đình và nhà trường trong quá trinh giáo dục các em.
· Gây cho học sinh sự đam mê, sự khám phá.
· Rèn kĩ năng chủ động trong việc nắm bắt kiến thức và giúp cho các em khắc sâu kiến thức hơn.
Nhược điểm
Đối tượng học sinh còn nhỏ nên trong quá trình tìm tòi kiến thức cần có sự hỗ trợ của gia đình.
Các em dễ tìm hiểu lan man, không đúng trọng tâm yêu cầu.
Trình bày chưa logic, mang tính chất liệt kê.
Dễ dẫn đến việc phân công quá sức với học sinh.
Phải tiến hành thực hiện kéo dài trong một thời gian nhất định.
Cách tiến hành
Lựa chọn bài dạy phù hợp với phương pháp giao nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch:Căn cứ vào mục tiêu của bài , điều kiện, phương tiện dạy học cũng như đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp và kinh nghiệm của bản thân mà GV sẽ lập ra hệ thống câu hỏi và phân chia công việc cho từng nhóm(cá nhân)
3.Hỗ trợ - Kiểm tra:
Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình GV cần hỗ trợ gợi ý giúp các em tìm kiếm thông tin và kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm. Đồng thời cũng giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thu nhận thong tin của mình.
Tiến hành tiết dạy:
Trong từng hoạt động,các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm hay thông tin thu thập được theo điều khiển của GV. Những phần kiến thức học sinh trình bày sẽ là phần mở đầu cho một hoạt động hoặc sẽ là phần đúc kết kiến thức của hoạt động đó. GV sẽ là người nhận xét và đúc kết kiến thức của hoạt động.
Nhận xét – lưu ý – tuyên dương.