Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG KNS CHO TRẺ MẦM NON - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG KNS CHO TRẺ MẦM NON
Khái niệm
Phương pháp thảo luận là phương pháp, trong đó GV tổ chức đối thoại giữa HS và GV hoặc giữa HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra hoặc một vấn đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi nhằm tìm hiểu hoặc đưa ra những giải pháp, những kiến nghị, những quan niệm mới…
Quy trình thực hiện
Bước 2: Tiến hành thảo luận
Đại diện nhóm đưa ra ý kiến của nhóm mình để thảo luận trước cả lớp.
Trong quá trình HS thảo luận, GV làm nhiệm vụ quan sát theo dõi, giúp đỡ khi cần thiếtvà khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh
GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm việc độc lập
Mở đầu thảo luận, GV thông báo về vấn đề cần thảo luận, hình thức và cách thức thảo luận.
Bước 3: Tổng kết và đánh giá thảo luận
GV hoặc học sinh tổng kết thảo luận và trình bày những ý kiến đã được thống nhất của tập thể HS. Sau cuộc thảo luận có thể kết thúc mở, tức là không nhất thiết phải đi tới việc xác định đúng hoặc sai.
GV đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần thái độ làm việc chung của các nhóm, của cá nhân.
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận
Chọn nội dung thảo luận thích hợp với HS. Trước khi đưa ra vấn đề thảo luận, GV phải nghiên cứu xem HS đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về vấn đề này. Nếu có thể, GV giao nhiệm vụ trước cho HS chuẩn bị ở nhà. Những nhiệm vụ này phải cụ thể, sát với nội dung thảo luận
Trong quá trình dạy học, GV thường sử dụng
cả 2 hình thức thảo luận
Thảo luận cả lớp: được tiến hành để tăng số lượng HS tham gia, tăng giá trị nhận thức, thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán. Áp dụng hình thức này, GV phải bao quát được toàn bộ lớp học, tránh tình trạng một số em ngồi chơi, gây mất trật tự trong lớp.
Thảo luận theo nhóm: HS làm việc thành từng nhóm khoảng từ 4-6 người một nhóm. Các nhóm có thể thảo luận những vấn đề khác nhau. Khi thảo luận trong nhóm, tất cả mọi người đều phải tham gia kể cả các em vốn ít nói, dè dặt đều có cơ hội trình bày ý kiến của mình. Sau khi đại diện các nhóm lên báo cáo, GV sẽ là người tổng kết thảo luận
Một số lưu ý
GV phải xác định rõ mục đích thảo luận để từ đó xác định nội dung, hình thức và thời điểm thảo luận cho phù hợp.
Khi thảo luận, không nên gò ép, áp đặt HS nói theo ý của GV. Cần động viên các em mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm riêng. Ý kiến của các em dù chưa đúng vẫn nên trân trọng và phân tích góp ý để các em đi tới được nhận thức đúng.
GV cần chọn vấn đề thảo luận hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống của HS và cũng có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau
Hạn chế
GV khó có thể hướng dẫn cụ thể cho tất cả các nhóm và khó bao quát được hết việc thảo luận của các nhóm trong lớp.
Nếu không gian lớp học hẹp thì việc thảo luận của các nhóm có thể ảnh hưởng lẫn nhau
GV khó huy động sự tham gia của mọi HS trong lớp vào vấn đề cần thảo luận.
Ưu điểm
Tạo điều kiện để phát triển các kỹ năng nói, giao tiếp và tranh luận
HS có dịp sử dụng những kỹ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, đánh giá phát triển ý kiến, thái độ và các ý kiến của mình.
Giúp học sinh có cơ hội trình bày ý kiến và suy nghĩ của mình và biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp.