Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN, B4:…
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN
Khái niệm
Dạy học phát hiện giải quyết vấn đề là PP dạy học trong đó gv tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác tích cực chủ động sáng tạo để giải quyết vẫn đề.
Những điều cần lưu ý
Tuy phương pháp này mang lại hiệu quả cao song với những nội dung đơn giản không có tính vấn đề thì không thể áp dụng phương pháp dạy học này
Trước hết giáo viên cần nắm vững phương pháp này, tham khảo nhiều tài liệu để xây dựng tình huống có vẫn đề vì đây là điều kiện cần thiết để tiến hành dạy học
Ngoài ra phương pháp này còn làm cho giáo viên khó chủ động về việc đảm bảo thái độ bài học nhất là khi hs chưa quen vs việc chủ động
Nhược điểm
Phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.
Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường.
Ưu điểm
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
Cách tiến hành
B1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu nội dung bài học để lựa chọn nội dung bài học đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề
B2: Phân tích nội dung liên hệ với kiến thức học sinh đã biết đã được học để xác định mâu thuẫn
B3: Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng giải quyết của học sinh
B5: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để đưa ra hướng giải quyết
B6: Dựa vào kiến thức đã có để lập luận nghiên cứu vấn đề nêu phương án giả thuyết, trình bày giải pháp
B7: Nhận xét và đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận.
B4: Tiếp cận tình huống phân tích vấn đề xác định nhiệm vụ cần thực hiện