Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH KHTN ở Tiểu học - Coggle Diagram
PPDH KHTN ở Tiểu học
Thiết kế 1 hoạt động trong 1 bài học KHTN sử dụng PPDH nêu và giải
quyết vấn đề.
BÀI 38. Sự biến đổi hóa học
Mục tiêu: Nhận biết được các phản ứng hóa học.
HĐ1. Tìm hiểu về sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa
Trả lời:Đường từ trắng chuyển sang vàng rồi vàng thẫm. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than. Khi nếm, chất đó không còn vị ngọt nữa. Trong quá trình đun đường có khói khét bốc lên.
Đốt một tờ giấy ta thấy:Giấy bị cháy cho ta tro giấy. Chưng đường trên ngọn lửa. Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt. Để nguội, nếm thử xem sau khi chuyển màu. đường còn giữ được vị ngọt không. Dự kiến, kết luận kết quả xảy ra nếu ta đun tiếp.
HĐ2. Tìm hiểu các phản ứng hóa học thực tế
Giao nhiệm vụ: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao?
Trả lời:
Hình 2: Cho vôi sống vào nước. Biến đổi Hoá học. Vôi sống khi thả vào nước đã không giữlại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
Hình 3: Xé giấy thành những mảnh vụn. Biến đổi Vật lý. Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác.
Hình 4: Xi măng trộn cát. Biến đổiVật lý. Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi
Hình 5: Xi măng trộn cát và nước. Biến đổi Hóa học. Xi măng trộn cát và nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước
Hình 6: Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ. Biến đổi Hoá học. Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới
Hình 7: Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội thành thủy tinh ở thể rắn. Biến đổi Vật lý. Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi
Khen những HS có câu trả lời phù hợp, đúng.
Hoạt động vận dụng( 2 phút): Tìm hiểu kĩ và thực hành một số phản ứng đơn giản.
Hoạt động sáng tạo( 1 phút): Tìm những phản ứng hóa học trong đời sống thực tế.
Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong trong dạy học KHTN ở TH:
1.KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN
Cách tiến hành kĩ thuật:
Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Ưu điểm:
Kỹ thuật này dễ sử dụng, không tốn kém
HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm
Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa
Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau của HS
Công cụ:
Giấy A0 (hoặc A4), bút dạ đủ dùng cho mỗi thành viên
Nhược điểm:
Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm
Giới thiệu:
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Lưu ý:
Số thành viên mỗi nhóm: 4-6 HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn sẽ đạt hiệu quả hơn
Số HS quá đông có thể phát cho Hs phiếu để ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”, những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau
Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”
2.KỸ THUẬT LƯỢC ĐỒ TƯ DUY
Cách tiến hành:
Bước 1: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Bước 3 :Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
Ưu điểm:
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ
Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác
Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ
Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại
Khái niệm:
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não.
Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh
3.KỸ THUẬT THẺ BẬC THANG
Ưu điểm:
Giúp HS xác định theo thứ tự ưu tiên những ý tưởng hoặc những thông tin về vấn đề học tập (hoặc các vấn đề khác)
Tạo cơ hội để HS thảo luận cho những lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mình xác định
Nhược điểm:
Có thể gây ồn ào lớp học khi các em quá sôi nổi thảo luận
Tốn diện tích lớp học
HS chưa biết cách đặt câu hỏi, và trả lời các câu hỏi của nhóm khác
Sự so sánh giữa các nhóm có thể gây ganh tị
Cách tiến hành:
Chia nhóm và mỗi thành viên trong nhóm nhận 1 số thẻ
HS xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang để tìm hiểu vấn đề
HS các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
Mỗi nhóm có quyền đặt tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác
Lưu ý:
Cách bố trí lớp học phải hợp lí, HS ở gần nhau để trao đổi bài với các nhóm khác, và đủ rộng để các e thỏa mái thảo luận với các HS khác trong nhóm
GV tổ chức xếp bàn ghế hợp lí giữa các nhóm để tạo ra 1 hệ thống lớp học phù hợp với việc sử dụng kĩ thuật này
GV cần hướng dẫn các em cách so sánh giữa các nhóm và cách đặt câu hỏi sao cho hợp lí
Khái niệm:
là kĩ thuật dạy học tích cực phát triển khả năng hợp tác, tư duy, phê phán và đưa ra quyết định cho HS