Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
các phương pháp dạy học tích cực - Coggle Diagram
các phương pháp dạy học tích cực
Khăn trải bàn
Gồm
Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra
ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
Áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học,
toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm :- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
các bước tiến hành
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ ở file đính kèm)
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhiều người hơn)
Tia chớp
khái niệm
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
bước tiến hành
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận,
ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
lược đồ tư duy
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh
ưu điểm
Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ
Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ
Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng,
bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
bước tiến hành
Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.
Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Bước 3 :Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
ví dụ
Tìm hiểu bài Đồng bằng Bắc Bộ ở môn địa lí lớp 4, hs vẽ sơ đồ tư duy tìm hiểu về các đồng bằng lớn ở Bắc Bộ, sông ngòi và hệ thống ngăn lũ
Bước 1: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
tạo nhóm
Là kĩ thuật dạy học mà giáo viên đưa ra các nhiệm vụ , học sinh giải quyết các nhiệm vụ bằng cách phác họa lên những tờ giấy hoặc bìa
các bước
Bước 2: Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
Bước 3: HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung
-Bước 4: Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu
ước 1: GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhó
ví dụ: Bài Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa môn khoa học lớp 4 hs vẽ tranh về các bộ phận sinh sản của thực vật có hoa
tạo nhóm
Đây là một PPDH mà "Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).
Bước 2. Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
Thỏa thuận quy tắc làm việc
phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
ổ bi
Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
ưu điểm
\
-Phát triển khả năng làm việc theo cặp
Hs được làm việc với nhiều bạn tăng cường khả năng hợp tác
-Phát triển các kĩ năng tư duy, thảo luận, phân tích và đặt câu hỏi cho HS
nhược điểm
-GV không tổ chức hợp lí có thể sẽ gây mất thời gian
-HS thảo luận có thể có nhiều ý kiến dẫn đến tranh cãi
tiến hành
Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới
Bài 20: Không chơi các trò chơi nguy hiểm (SGK .Tự nhiên và xã hội 3)
mảnh ghép
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của HS: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
tiến hành
vòng 1
-Vòng 1 : Nhóm chuyên gia Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,...)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, ... (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành "chuyên gia" của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
Vòng 2 : Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3...)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
lưu ý
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,...,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm
Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.