Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nhiệm vụ tuần 8 MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Coggle Diagram
Nhiệm vụ tuần 8 MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Kỹ thuật động não
Cách tiên hành
Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
Đánh giá
lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ
Đánh giá các ý kiến đã lựa chọn
rút ra kết luận hành động
ứng dụng
Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau
Quy tắc
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Nhược điểm
Có thể đi lạc đề, tản mạn;
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ
ưu điểm
Dễ thực hiện;
Không tốn kém;
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;
Huy động được nhiều ý kiến;
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Kĩ thuật xoắn ốc
khái niệm
Là một kĩ thuật dạy học , nơi đầu tiên là sự kiện cơ bản của bài học ( chưa chi tiết ) trong quá trình học tập , càng nhiều chi tiết được giới thiệu đồng thời chúng có liên quan đến những điều cơ bản được nhấn mạnh nhiều lần để giúp ghi nhớ lâu dài
Tác dụng
Gây hứng thú cho học sinh,giúp không khí lớp học sôi nổi
Phát triển tư duy và khả năng chọn lọc kiến thức khi trình bày của học sinh
Kích thích tính thẩm mĩ và quyền tự do lựa chọn vị trí viết
Học sinh được đưa ra ý kiến riêng của mình và bổ sung ý kiến cho bạn
cách tiến hành
Đưa ra chủ đề cần giải quyết và yêu cầu học sinh chọn một vị trí trên đường xoắn ốc để viết chủ đề đó
Vẽ mô hình xoắn ốc vào giấy hoặc bảng
Học sinh theo dõi,nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn bằng cách viết tiếp ý kiến của mình trên đường xoắn ốc.
Gv nhận xét,đánh giá và đưa ra kết luận chung
ưu điểm, nhược điểm
ưu điểm
HS có thể quan sát ý kiến của bạn viết trước và tiếp tục bổ sung ý khi bạn thiếu,tránh được việc trùng lặp ý kiến
mỗi học sinh được tự do đưa ra ý kiến của mình và được tự do chọn chỗ viết
Gây hứng thú cho học sinh, góp phần làm thay đổi không khí lớp học
dễ thực hiện, không tốn kém
nhược điểm
Vòng xoắn ốc sẽ bị nhìn lộn xộn và rối mắt,có thể thiếu chỗ viết
đôi khi hs tranh nhau chỗ viết gây mất đoàn kết
Bài trình bày có thể không sắp xếp tuần tự các ý nên khó kiểm soát việc đủ ý
ví dụ: Bài 7: Đinh bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
vẽ mô hình xoắn ốc lên bảng
Chủ đề cần giải quyết: Đinh Bộ Lĩnh đã làm việc gì?
gọi lần lượt hs lên chọn vị trí điền vào đường xoắn ốc
hs nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn vào đường xoắn ốc
gv nhận xét đưa ra kết luận chung:
Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng, liên kết với 1 số sứ quân đem quân đi đánh các sứ quân khác
Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
đất nước thái bình, dân lưu tán trở về quê cũ
đồng ruộng xanh tươi, người dân buôn bán thuận lợi
lược đồ dòng thời gian
cách tiến hành
Điền các mốc quan trọng lên lược đồ
Sắp xếp các sự kiện vào lược đồ
vẽ lược đồ
Học sinh dựa vào lược đồ để đọc các thông tin cần hướng tới
Sắp xếp các sự kiện cần thể hiện trên dòng thời gian
Giao viên nhận xét, kết luận và đánh giá
yêu cầu sư phạm
Cần nắm chắc các cột mốc tiêu biểu, các sự kiện tiêu biểu
GV hướng dẫn hs sử dụng lược đồ
Giao viên hướng dẫn học sinh đọc lược đồ
lược đồ nên chỉ để các từ khóa tránh viết dài dòng gây rối cho học sinh
khái niệm: Lược đồ dòng thời gian là một kĩ thuật dạy học chủ yếu trong môn lịch sử lớp 4, 5 giúp học sinh hệ thống kiến thức các sự kiện một cách logic và đễ nhớ
ưu điểm, nhược điểm
nhược điểm
không hệ thống được chi tiết
Nhiều sự kiện trong một thời điểm có thể gây nhầm lẫn
nếu không biết cách trình bày thì lược đồ nhìn sẽ rất rối và học sinh khó nắm bắt thông tin cần thiết.
ưu điểm
học sinh dễ nhớ, dễ học
hệ thống kiến thức logic
Học sinh có thể tự hệ thống các kiến thức rõ ràng theo các mốc thời gian.
ví dụ: Bài 26: Ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
B2:vẽ lược đồ
B3: ghi cột mốc lên lược đò
B1: Sắp xếp các sự kiện
B4 : điền các sự kiện lên lược đồ
B5: Ghi lại kết quả các trận đánh lên lược đồ
Thiết kế một hoạt động trong một bài học KHXH sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề " Các thế hệ trong gia đình" (TN-XH 3)
Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề
Mục tiêu: các em học sinh biết được về các thế hệ trong một gia đình
Hình thức: thảo luận nhóm 2 hoặc 4 người
Xây dựng tình huống có vấn đề: Phân biệt gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ
Địa điểm: Lớp học
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Gia đình của Minh gồm mấy thế hệ? đó là những thế hệ nào?
thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai?
giới thiệu về gia đình của minh, ai là người nhiều tuổi nhát, ai là người ít tuổi nhất?
Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
Gia đình Lan có mấy thế hệ đang sống? đó là những thế hệ nào?
Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
Gia đình em có mấy thế hệ cùng chung sống?
Học sinh thảo luận đưa ra kết quả và các nhóm trao đổi nhanh
Nhiệm vụ: phân biệt gia đình 2 thế hệ và gia đinh 3 thế hệ
GV nhận xét, tổng kết: gia đình Minh có 3 thế hệ đang cùng sinh sống. Gia đình Lan có 2 thế hệ đang cùng chung sống. Như vậy trong một gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống : 2 thế hệ, 3 thế hệ, 4 thế hệ...
Kĩ thuật băng chuyền
Cách tiến hành
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
Tác dụng
HS thống kê kiến thức lần lượt
Vai trò
Giúp các em vận dụng kiến thức cũ hay kiến thức đã biết vào bài mới
Ưu điểm
Có được sự tham gia thu hút của toàn học sinh mỗi nhóm
Phát huy tính tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề
Giúp học sinh có kĩ năng: hợp tác làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lí thời gian, chia sẻ kinh nghiệm,...
Nhược điểm
Mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung của vấn đề nên chỉ hiểu sâu về 1 nội dung đó mà chưa có sự tìm hiểu rộng, bao quát.
Nhiều học sinh trong nhóm có thể đùn đẩy trách nhiệm cho bạn khác bởi nhóm mình chỉ tìm hiểu về 1 nội dung nhỉ của vấn đề lớn
Ví dụ
GV đưa ra một chủ đề: Em hãy nêu hiểu biết của mình về Thành phố Hồ Chí Minh. Gv phân nhóm tìm hiểu từng nội dung: Vị trí địa lí, lịch sử hình thành, con người, danh lam thắng cảnh, kinh tế,... mỗi nhóm làm một nội dung rồi truyền nhau để có được một tờ tổng kết đầy đủ.