Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KĨ THUẬT ĐỘNG NÃO, KĨ THUẬT HỎI TỚI CÙNG, Các em hãy nêu ví dụ chứng tỏ ao…
KĨ THUẬT ĐỘNG NÃO
-
CÁCH TIẾN HÀNH :pencil2:
Đặt ra luật
Không thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra hay giải đáp của thành viên khác. Xác định rằng không có câu trả lời nào là sai
Tất cả câu trả lời, các ý kiến đều được thư kí ghi lại
-
-
-
-
-
Chia nhóm, bầu ra nhóm trưởng và thư kí
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM :check:
Ưu điểm
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể .
Thúc đẩy tinh thần hợp tác, huy động được nhiều ý kiến.
-
-
-
-
Nhược điểm
-
Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh sẽ gây ra tình trạng một số thành viên nhóm quá năng động nhưng một số khác không tham gia.
Có thể đi lạc đề, tản mạn..
KHÁI NIỆM :green_cross:
Động não là 1 kĩ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về 1 chủ đề của mọi thành viên tham gia thảo luận, các thành viên tham gia cổ vũ 1 cách tích cực, không hạn chế ý tưởng nhằm tạo ra một cơn lốc ý tưởng
VÍ DỤ MINH HỌA :recycle:
BÀI 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ - TNXH LỚP 1
Bước 2: Xác định vấn đề động não:
- GV đưa vấn đề: Nêu các công việc mà mọi người trong gia đình thường hay làm?
- Nhóm trưởng yêu cầu thư kí ghi lại vấn đề cần động não
Bước 3: Đặt ra luật:
- Nhóm trưởng sẽ là người điều khiển buổi động não
- Nhóm trưởng phân công từng nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm ( ví dụ bạn A sẽ suy nghĩ về những việc bố làm ở nhà, bạn B sẽ suy nghĩ những việc mẹ làm ở nhà,... ), đặt thời gian suy nghĩ.
- Thư kí sẽ là người ghi lại các ý kiến.
- Nhóm trưởng sẽ căn chỉnh thời gian cho hợp lý.
Bước 4: Bắt đầu động não
- HS trong nhóm sẽ động não về nhiệm vụ được phân công.
- Nhóm trưởng chỉ định các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến, lúc này thư kí ghi lại ý kiến.
- Bố: Sửa bóng điện, dạy em học bài...
- Mẹ: Nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, cho gà ăn,...
Tôi: Học bài, quét nhà, gấp quần áo...
Bước 1: Chia nhóm:
- GV chia lớp làm 4 nhóm
- Từng nhóm bầu ra ai là nhóm trưởng, thư kí.
Bước 5: Kết thúc buổi làm việc.
- Nhóm trưởng tổng kết toàn bộ ý kiến, lọc bớt những ý kiến trùng lặp nhau
- Trình bày trước lớp về sản phẩm của nhóm mình
- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp để đưa ra kết luận cho vấn đề.
KĨ THUẬT HỎI TỚI CÙNG
-
:red_flag: ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm:
- HS kết nối tri thức 1 cách logic
- Dễ dàng đánh giá được trình độ KT, KN của HS
- Khám phá tri thức mới, tạo đk để HS tham gia vào bài học
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian
- Lớp học dễ bị ồn
- Kết quả có thể không như GV mong đợi
:pencil2: CÁCH TIỀN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- XĐ mục đích, lựa chọn ND phù hợp
- Chọn địa điểm tiến hành, thời gian dự kiến
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi
Bước 2: Tiến hành hỏi
- GV tiến hành hỏi HS
- HS đặt câu hỏi ngược lại
- HS rút ra nhận xét
- GV nhận xét và đưa ra kết luận
:warning: LƯU Ý
GV phải có KT, KN thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một cách rõ ràng, tung ra câu hỏi đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tối đa.
- Dừng lại sau khi đặt câu hỏi khoảng 3 - 5s
- Phản ứng câu trả lời của sai của HS, không chê bai, chỉ trích hay phạt mà gợi ý để khuyến khích các em trả lời tiếp
- Tích cực hóa tất cả HS
- Phân phối câu hỏi cho cả lớp
- Tập trung vào những câu hỏi trọng tâm nội dung của bài học
- Câu hỏi tránh bị lặp lại
VÍ DỤ MINH HỌA :star:
Bài 36 (TNXH, lớp 3): VỆ SINH MT
Đặt câu hỏi là 1 trong những kĩ năng hết sức hữu ích mà GV cần phát triển. Hỏi tới cùng tức là GV đặt nhiều câu hỏi xoay quanh 1 vấn đề đó để khai thác, tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất.
- Các em hãy nêu ví dụ chứng tỏ ao hồ bị ô bị ô nhiễm nước?
HS: Có mùi hôi thối, nước đen đục và nhiều sinh vật cá tôm bị chết....
- Rất đúng. Vậy các em cho cô biết tại sao cá tôm lại chết?
HS: Do chất thải của nhà máy đổ xuống nước, chất thải sinh hoạt, do túi ninon, thuốc trừ sâu,...
- Rất tốt. Vậy sự ô nhiễm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
HS: Gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, ...
- Theo em, nên làm gì để xử lý rác thải và bảo vệ môi trường?
HS: Không xả rác bừa bãi, ...