Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các hình thức và phương tiện dạy học KHTN ở Tiểu học- Nhóm 5 - Coggle…
Các hình thức và phương tiện dạy học
KHTN ở Tiểu học- Nhóm 5
Các Phương tiện dạy học
Tranh ảnh
Phân loại
Tranh ảnh trong SGK hoặc tranh ảnh siêu tầm
Tranh vẽ hoặc ảnh chụp
Theo nội dung
Tranh ảnh về sự vật, hiện tượng tự nhiên
Tranh ảnh về sự kiện, hiện tượng xã hội
Tranh ảnh về các cơ quan trong cơ thể người
Tác dụng
Gợi sự chú ý, ham thích
Giới thiệu môn, bài học mới
Cách sử dụng
Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ bằng các câu hỏi định hướng
Hướng dẫn học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tranh
Tạo cho HS có điều kiện quan sát tỉ mỉ
HS báo cáo kết quả mà mình quan sát được
Ví dụ: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
(TN-XH 3)
GV cho HS quan sát và trả lời câu hỏi
•Bức tranh vẽ gì
•Tên các trò chơi trong tranh
•Trong đó trò chơi nào nguy hiểm? Tại sao?
•Em khuyên các bạn trong tranh ntn?
Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, chúng ta nên vận động, giải trí bằng các trò chơi nhưng không nên chơi quá sức, những trò chơi nguy hiểm.
Khái niệm
Là những tranh vẽ hay ảnh chụp lại được sử dụng làm phương tiện dạy học
Mô hình
Cách sử dụng
Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt mô hình sao cho học sinh ở các vị trí khác nhau có thể quan sát được dễ dàng
Bước 2: Giới thiệu cho học sinh mục đích quan sát, chỉ dẫn cách thức quan sát, những trọng tâm cần quan sát
Bước 3: Quan sát mô hình
Các mô hình thường dùng
Mô hình tĩnh.
Mô hình động.
Lựa chọn mô hình cần lưu ý
Thích hợp với mục đích học tập và thời gian giảng dạy
Có cần thiết hay không? Hay có thể vận dụng vật thật
Các chi tiết quan trọng có đúng hay không
Mô hình có bền chắc đảm bảo an toàn hay không
Khái niệm
Là loại phương tiện thuộc nhóm trực quan tượng hình nhằm cung cấp những kinh nghiệm giả tạo qua việc phản ánh cấu trúc không gian thực của đối tượng nghiên cứu.
Mẫu vật và vật thật
khái niệm
Vật thật: là những vật của môi trường tự nhiên và xã hội được
mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học.
Mẫu vật: là những phương tiện có nguồn gốc của vật thật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi, ép hoặc
ví dụ
Vật thật: cây và các bộ phận của cây, một số con vật...Nhiệt kế,
la bàn, hộp khoáng sản...
Mẫu vật ngâm: Giun đũa, sán, ếch, ấu trùng ... được ngâm trong dung dịch chống phân hủy
Mẫu vật ép: cây và một số bộ phận của các cây nhỏ, một số loài bướm.
Mẫu vật nhồi: Một số loài chim, thú...
Video
Khái niệm : Phương tiện dạy học video là phương tiện thuộc nhóm trực quan cung cấp thông tin, nội dung bài học qua một đoạn, clip..
sử dụng ; trong dạy học các môn khoa học xã hội lớp 1,2,3
cách tiến hành
Bước 1 : GV cho Hs quan sát đoạn video đã chuẩn bị
Bước 2 : Hs quan sát và nhận xét
-Bước 3 : GV đưa ra nhận xét và kết quả
Sách giáo khoa
Các hình thức dạy học
Cá nhân
Khái niệm
Là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV có thể sử dụng tài liệu học tập, phương tiện dạy học, giao việc cụ thể cho từng HS.
Tác dụng
Dạy học cá nhân giúp đỡ học sinh kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện để học sinh giỏi học giỏi hơn nữa bằng các gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển, các bài tập nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo người tài cho đất nước
Tâm lí học hiện đại chỉ ra rằng, chỉ có hoạt động tích cực của cá nhân mới là cơ sở của sự hoàn thành toàn bộ nhân cách của học sinh, vì vậy người ta coi trọng việc cá thể hóa học tập. Dạy học cá nhân tạo ra sự bình đẳng để mỗi học sinh có thể phát triển theo năng lực và sở trường của mình
Những điểm cần lưu ý
Để thực hiện có hiệu quả, ngoài nghệ thuật phôi hợp, điều hành hợp lí các hoạt động của lớp, không thể thiếu sự đóng góp của các tài liệu, phương tiện dạy học, đặc biệt là phiếu học tập, tuy nhiên cần sử dụng hợp lí các loại phiếu học tập
Khi dạy học cá nhân, giáo viên nên nói vừa đủ để hai người nghe, không làm ảnh hưởng tới học sinh khác và cần khuyến khích người học trình bày ý kiến của mình.
Thời gian hướng dẫn cho một cá nhân không nên kéo dài (chỉ từ 3 đến 5 phút) để có điều kiện học cho số đông cả lớp.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Thông qua những gợi ý, hướng dẫn học sinh tích cực, tự mình phát hiện kiến thức của bài mới.
Học sinh có thể phát triển theo năng lực, sở trường của mình
Kích thích và hình thành thái độ ham học hỏi của mỗi học sinh.
Nhược điểm
Nếu không tổ chức hợp lí có thể gây tốn nhiều thời gian
Ví dụ minh họa:Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí? (Khoa học 4)
Giáo viên có thể giao cho học sinh một phiếu thực hành sau: Nhiệm vụ: Nhấn chìm một chiếc chai rỗng có đậy nút kín xuống đáy một chậu nước, quan sát và trả lời câu hỏi: Hiện tượng gì xảy ra khi mở nút chai? Tại sao có hiện tượng như vậy? Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
Nhóm
Đặc trưng
Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm là mỗi lớp được phân chia thành các nhóm nhỏ, tùy theo yêu cầu, nội dung học tập, điều kiện, phương tiện và tính chất của vấn đề học tập, nghiên cứu mà số lượng các thành viên trong nhóm có thể từ 5 đến 10 người hoặc cũng có thể từ 10 đến 20 người
Ưu điểm
Học sinh dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên, trên cơ sở đó hiệu quả dạy học sẽ cao hơn
Tạo điều kiện cho học sinh cách lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn để có thể bổ sung vốn kiến thức làm phong phú hơn sự hiểu biết của mình
giúp học sinh phát huy vai trò hoạt động của mình trong học tập điểu đó làm phát triển kĩ năng giao tiếp và tính cách của trẻ gồm cả việc hợp tác phối hợp với các bạn khác
Giáo viên có điều kiện tập trung quan sát theo dõi hoạt động của từng học sinh giúp các em giải quyết khó khăn trong quá trình học tập
Nhược điểm
Bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác
Do thời gian hạn định của tiết học nên tổ chức không hợp lí sẽ gây mất thời gian bài dạy khó hoàn thành
Lưu ý
Phân công công việc rõ ràng
Nên duy trì nhóm nhỏ từ 3 đến 5 học sinh
Thường xuyên thay đổi cách chia nhóm để các em có điều kiện học tập giao tiếp chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác
Cấu trúc của tiết học theo nhóm
Làm việc chung cả lớp
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm
Làm việc theo nhóm
Phân công trong nhóm
Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả
Tổng kết trước lớp
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
Thảo luận chung
GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tập tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
Khái niệm
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. HTTCDH này khai thác trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể.
Cả lớp
Nội dung
Được sử dụng ở đa số các tiết học có thể sử dụng ở đầu tiết học, giữa tiết học, cuối tiết học tùy vào nội dung từng bài
Thời gian dạy học cả lớp không chiếm trọn toàn bộ tiết học như trước mà chỉ chiếm ít phút để GV truyền đạt thông tin hướng dẫn HS hay tổng kết
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ HS trong lớp
Tác dụng
Giúp GV có điều kiện cung cấp thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là HS cũng lớn hơn
Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thông tin một cách hệ thống
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thoonh tin một cách hệ thống logic
GV dễ điều hành và quản lí lớp
Gv dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình, hạn chế lệ thuộc môi trường xung quanh
Trong một thời gian ngắn GV có thể cung cấp nhiều kiến thức
Nhược điểm
Hoạt động trong giờ học chủ yếu là GV, HS ít làm việc và tiếp nhận thông tin 1 cách thụ động
HS không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo
Lưu ý
GV phải đảm bảo sự thu hút của toàn thể HS ở mọi vị trí trong lớp học
Cần kết hợp với các hình thức tổ chức dạy học khác
Cần quan tâm đến những HS còn yếu kém, để đảm bảo mỗi HS đều lĩnh hội được kiến thức gốc
Trải nghiệm
Khái niệm
Là cách thức tổ chức hoạt động của GV và Hs. Trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của HS
Cách tiến hành
Bước 1: Hs tiếp nhận nhiệm vụ mà GV đưa ra, là những yêu cầu, vấn đề cần tìm hiểu của hoạt động trải nghiệm
Bước 2: Trải nghiệm
Bước 3: Chia sẻ- phản hồi
Bước 4: Tổng hợp liên hệ kinh nghiệm với những vấn đề thực tế
Bước 5: Vận dộng
Bước 6: Đánh giá
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
HS có điều kiện gần gũi và hiểu biết thêm về thiên nhiên
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường,hình thành thói quen hợp tác, tương trợ học hỏi lẫn nhau
Thích hợp cho việc sử dụng các PPDH( quan sát thiên nhiên, các trò chơi,...), tạo hứng thú và học tập tích cực cho HS , giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt
Nhược điểm
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS
Khó quản lí HS
Tốn thời gian ổn định lớp
Tham quan
Khái niệm
Là hình thức dạy học ngoài trời giúp cho HS tìm hiểu những sự vật, hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình
Tác dụng
Giúp HS thấy được sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên, xã hội phức tạp, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với điều đã được học ở trên lớp từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu của HS, gây hứng thú
Thông qua việc tham quan HS thêm yêu quý về cuộc sống xung quanh và có ý thức giữ gìn bảo vệ các di tích lịch sử
Cách tiến hành
Bước 2: Xác định rõ yêu cầu tham quan
Bước 3: Lựa chọn pp tích cực và lập kế hoạch chu đáo cho tham quan
Bước 1: lựa chọn đối tượng tham quan cần đảm bảo yêu cầu: đối tượng có thể là một sự vật, hiện tượng, di tích, ... phải có nội dung liên quan đến bài học và xác định địa điểm, thời gian tham quan
Bước 4: Tiến hành tham quan
Bước 5: GV cho HS viết bài thu hoạch rồi báo cáo trước lớp
Bước 6: GV đưa ra những đánh giá, những thu hoạch của HS và tổng kết
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường góp phần giáo dục thể chất cho HS
Tạo điều kiện để HS tiếp xúc với thiên nhiên ở xung quanh các em vừa có biểu tượng sinh động cụ thể, vừa mở rộng kiến thức
Giúp HS có điều kiện tiếp cận thực tiễn, nâng cao ý thức tập thể
Nhược điểm
Tốn nhiều thời gian trong việc tổ chức kế hoạch, tìm kiếm địa điểm
GV khó có thể quản lý HS tốt
Môi trường (nắng, mưa,...)
Lưu ý
Dự kiến trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạch khắc phục
Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi đến nơi tham quan
Phổ biến nhiệm vụ cho cả lớp
Cuối đợt tham quan Gv tóm tắt kết quả tham quan