Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN
Khái niệm
Phương pháp dạy học dự án là phương pháp cho trẻ nghiên cứu sâu về một đề tài cụ thể. Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trải nghiệm của mình theo khả năng và mong muốn khai phá bản thân,người Giáo viên lúc này đóng vai trò là Người hướng dẫn, giúp trẻ định hướng nội dung nghiên cứu, hỗ trợ trẻ trong việc triển khai các hoạt động.
Dạy học Dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ là trung tâm, dưới sự hỗ trợ của Giáo viên, trẻ chủ động trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức hoạt động.
Các bước
Bước 2: kết nối thông tin về dự án
Đây là quá trình trẻ thực hành tìm hiểu các kiến thức trả lời cho các câu hỏi của mình bằng các hoạt động thông qua các bộ kỹ năng: tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin; tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế.
Trong giai đoạn này Giáo viên sẽ giúp trẻ lên kế hoạch tìm kiếm thông tin qua các phương tiện như máy ảnh, máy tính, chuyến đi, vẽ…. sau đó trẻ sẽ báo cáo lại kết quả tìm được thông tin đó.
Bước 3: Đóng dự án
Để làm được điều đó đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, thuyết trình…
Giai đoạn tổng kết, đóng dự án trẻ có thể so sánh minh chứng, bằng chứng với những cái trẻ đã biết và muốn biết, sau đó cùng nhau thảo luận về cách trình bày, thể hiện với mọi người.
Ở bước đóng dự án này, trẻ được thể hiện lại những kiến thức, kỹ năng trẻ lĩnh hội đươc qua quá trình khám phá dự án.
Cuối cùng các bé có thể mời bố mẹ, khách, bạn bè tới tham dự buổi tổng kết để chứng kiến và xem mình thể hiện sự hiểu biết thông qua những vấn đề trong dự án vừa học.
Là bước triển khai cuối cùng trong một dự án học.
Bước 1: ở dự án
Là giai đoạn đóng vai tò quan trọng trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Giáo viên thực hiện mở dự án thành công sẽ tạo cho trẻ hứng thú, động lực để khám phá dự án một cách tích cực.
Giúp cho Giáo viên khảo sát được kiến thức của trẻ về đề tài đã lựa chọn để chủ động định hướng hoạt động của trẻ.
Từ đó trẻ tự lập được kế hoạch cho mình trong quá trình khám phá dự án: Tìm câu trả lời cho những thắc mắc bằng cách nào? Ở đâu? Khi nào?
Trẻ được tái hiện lại những kiến thức mình đã biết về đề tài và liệt kê ra những điều mình muốn biết thêm về đề tài
VÍ DỤ trong dự án “ Con Cá ” – diễn ra trong một tuần, các cô sẽ cùng trẻ trò chuyện, khám phá về những câu chuyện xung quanh con cá:
Con cá gồm những bộ phận nào?
Con cá có mấy loại?
Con muốn biết thêm điều gì về con câ?
Con biết những loại cái gì nhiều?
Những điều con biết về con cá?
Con cá có thể chế biến thành những món ăn gì?
Mục đích
t
Trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn.
trẻ cảm thấy hứng thú với dự án đang được học.
Trẻ phải tự tìm và thu thập kiến thức từ các nguồn khác nhau để tìm thông tin
Giúp cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.