Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
Phương pháp dạy học trò chơi
Khái niệm :pen:
Là cách thức dạy học GV tổ chức hoạt động chơi trò chơi cho HS dưới sự hướng dẫn của GV, trong đó mục đích của trò chơi là nhằm truyền tải những nội dung bài học, đặc biệt là luật chơi ( cách chơi ) thể hiện rõ nội dung và phương pháp học tập nhằm kích thích hứng thú học tập của HS
Tác dụng :star:
Kích thích hứng thú học tập cho HS
Hình thành kiến thức, kĩ năng, hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học thông qua trò chơi
Tạo không khí học tập sôi nổi trong lớp học, phát triển khả năng sáng tạo, giúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức được học thông qua trò chơi
Hình thành và phát triển ở HS một số năng lực: hợp tác, giao tiếp
Cách tiến hành :recycle:
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định mục đích dạy học trò chơi
Lựa chọn nội dung chơi trò chơi, xác định trò chơi phù hợp
Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết
Dự kiến thời gian, địa điểm chơi trò chơi và các tình huống có thể xảy ra
Bước 2: Tiến hành trò chơi
Giới thiệu trò chơi: luật chơi, cách chơi
HS chơi trò chơi
GV nhận xét, công bố đội thắng cuộc
GV nhận xét, kết luận, đánh giá qua trò chơi
Lưu ý :!:
Phải phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học, thiết thực cho bài học
Phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS
Gây hứng thú cho HS và thu hút được nhiều em tham gia
Không tốn kém về thời gian, sức lực, vật chất
Luật chơi đơn giản, dễ hiểu
Ví dụ minh họa :check:
Bài 20: Họ nội họ ngoại
Chuẩn bị: 5 mũ ca lô có các dòng chữ: Ông ngoại, bà ngoại, dì, chú, bố.
Mục đích: Cho các em phân biệt được họ nội và họ ngoại
Luật chơi: HS dưới gợi ý giúp cho HS đội mũ ca lô nhận ra mình là ai và nói được tên mình. Ai không gợi ý được hoặc gợi ý ma bạn đội mũ ca lô nói sai thì đó là người thua cuộc
Cách chơi
GV nêu vấn đề : Chơi trò chơi " Tôi là ai "
GV gợi ý luật chơi
GV đội mũ ca lô cho 5 bạn ( Lưu ý HS đội mũ không được nhìn thấy dòng chữ ghi trên mũ của mình )
Sau khi GV hô : " Trò chơi bắt đầu " thì chỉ định HS gợi ý
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Cách tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị
Dự kiến thời gian, địa điểm, hình thức
Dự kiến các tình huống, các hướng giải quyết
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn tình huống phù hợp
Bước 2. Giải quyết vấn đề
GV hướng dẫn HS suy luận, giải quyết vấn đề
Trình bày giải pháp và nghiên cứu sâu giải pháp
Hs tiếp nhận tình huống,phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện
GV tổng kết, rút ra kết luận
Ưu, nhược điểm :
Ưu điểm :check:
HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất
HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
Nhược điểm :green_cross:
Đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề
Việc tổ chức giờ học theo phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường
Tác dụng
HS được làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo,biết liên hệ vận dụng những kiến thức đã có trong việc lĩnh hội kiến thức mới
Thông qua giải quyết vấn đề học sinh được lĩnh hội tri thức , kĩ năng và phương pháp thực hiện .
Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề , học sinh sẽ huy động được kiến thức và khả năng cá nhân , khả năng hợp tác , trao đổi thảo luận với bạn bè đẻ tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập , phát triển ở các em kĩ năng phát hiện và tiến hành quá trình giải quyết vấn đề
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán , tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét , đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết từ đó Phát triển ở HS kĩ năng phát hiện và tiến hành quá trình giải quyết vấn đề
Lưu ý :warning:
Phương pháp này cần hướng tới mọi đối tượng HS chứ không chỉ áp dụng riêng cho HS khá giỏi
Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu
Phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS và có độ dài vừa phải
Phù hợp với chủ đề bài học
Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề
GV cần tìm hiểu đúng cách tạo tình huống gợi vấn đề và tận dụng các cơ hội để tạo ra tình huống đó, đồng thời tạo điều kiện để HS tự lực giải quyết vấn đề
Phương pháp này thường làm cho GV khó chủ động trong việc đảm bảo tiến độ bài học nhất là HS chưa quen với việc học tập chủ động, tích cực
Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất cả các tri thức quy định trong chương trình
Khái niệm
Là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác
Ví dụ minh họa
Bài 26. Không chơi các trò chơi nguy hiểm (TNXH lớp 3)
Nêu/ phát hiện vế đề
Tình huống: Giờ ra chơi, Lam rủ một số bạn trượt tay cầu thang từ tầng 2 xuống tầng 1. Nếu em được rủ chơi thì em sẽ xử lí như thế nào?
Thực hiện giải quyết vấn đề
HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp các nhóm khác nhận xét bổ sung
Chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, tổ chức cho HS thảo luận trong thời gian là 7 phút trả lời các câu hỏi gợi ý.
Đề xuất và thảo luận giải quyết vấn đề
Trò chơi này có nguy hiểm hay không?
Trò chơi nên chơi hay không nên chơi?
Nếu là em thì em sẽ chấp nhận hay từ chối lời mời?
Nếu tác hại hoặc lợi ích của trò chơi đó
Khi ở trường, chúng ta nên chơi những trò chơi gì? Vì sao?
Đánh giá và kết luận
GV nhận xét và đưa ra kết luận
Tổng kết: Trong giờ ra chơi, để thư giãn chúng ta có thể chơi nhiều trò chơi khác nhau như: nhảy dây, đá cầu, ô ăn quan,... Không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo, đánh nhau, đuổi bắt,...
PPDH dự án ở Tiểu học (Thiết kế hoạt động)
Bài 27
: Tỉnh thành phố nơi bạn sống (TNXH lớp 3)
Hoạt động dạy học
Hoạt động 1
Xác định chủ đề
GV chia HS trong lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho môi trường địa phương như: Suy giảm tài nguyên đất, rừng, ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn, ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón
Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc
Lựa chọn địa điểm quan sát (mang tính điển hình)
Dự kiến công việc và xác định phương pháp tiến hành
Xác định mục đích khảo sát
Hoạt động 2
Thực hiện
Học sinh làm việc nhóm theo kế hoạch; các nhóm có thể khảo sát thực tế và ghi chép lại hiện trạng của môi trường (hiện tượng suy thoái, ô nhiễm, nguyên nhân, hậu quả, đề xuất biện pháp giải quyết)
Giới thiệu sản phẩm trước lớp
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu
Cả lớp cùng thảo luận và góp ý
Củng cố, dặn dò
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm
GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm