Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 7 - Coggle Diagram
NHIỆM VỤ TUẦN 7
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI
TÁC DỤNG
Làm thay đổi hình thức học tập
Làm cho không khí học tập trong lớp học được thoải mái và dễ chịu hơn
Làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn
HS thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn
HS tiếp thu tự giác và tích cực hơn
HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
Giảm tính chất căng thẳng cho HS trong giờ học
Tạo được sự hứng thú, dẫn dắt cho HS và làm tăng khả năng chú ý của các em với bài học nhiều hơn
Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS
Nhược điểm
HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của trò chơi
Gây ồn ào trong lớp học
Khó củng cố khiến thức, kĩ năng một cách hệ thống
CÁCH TIẾN HÀNH
B2: Hướng dẫn HS chơi
Các dụng cụ dùng để chơi
Cách chơi : từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
Tổ chức người tham gia trò chơi : số người tham gia , số đội tham gia, trọng tài , quản trò
Cách xác nhận kết quả và cách tinh điểm chơi, cách giải của
cuộc chơi ( nếu có)
B3 thực hiện chò trơi ( dự kiến số lượng người tham gia,chuẩn bị dụng cụ, phổ biến cách chơi
giáo viên cần phải quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng
Khi các em đã hiểu ró mục đích , luật chơi và cách chơi, các em sẽ tham gia chơi một cách chủ dộng, tự tin ,hào hứng. Ở bước này các em là người quyết định cho kết quả của trò chơi , do vậy các em cần phải làm việc tích cực
B1:GV giới thiệu tên ,mục đích trò chơi
Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi
Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?... từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong khi chơi
B4: Nhận xét sau cuộc chơi
giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao
phần thưởng cho đội đoạt giải
KHÁI NIỆM
Là PP sử dụng trò chơi học tập có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh
VÍ DỤ
Trò chơi giải ô chữ. Bài 19: Các nước láng giềng Việt Nam (Địa lý 5)
B2. GV hướng dẫn HS chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi : Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 em tham gia, các HS khác làm cổ động viên.
Các dụng cụ chơi: Cờ,
Cách chơi: Lần lượt các đội chơi chọn hàng ngang, GV đọc gợi ý từ hàng ngang, các đội chơi suy nghĩ, đội nào phất cờ nhanh nhất đội đó giành quyền trả lời
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm của trò chơi: Đội trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được điểm và phải nhường quyền trả lời cho đội khác. Trò chơi kết thúc khi giải được ô chữ hàng dọc. Đội tìm được hàng dọc được 40 điểm. Đội thắng cuộc là đội có điểm số cao nhất.
B3. Thực hiện trò chơi:
Ô thứ 2 gồm 7 chữ cái: Đây là tên thủ đô của Trung Quốc (Bắc Kinh)
Ô thứ 3 gồm 7 chữ cái: Đây là một khu vực của Trung Quốc có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt (Miền Tây)
Ô thứ 1 gồm 9 chữ cái: Đây là tên một nước láng giềng của Việt Nam (Campuchia)
Ô thứ 4 gồm 8 chữ cái: Đây là một nền văn minh cổ đại nổi tiếng thuộc Trung Quốc (Trung Hoa)
Ô thứ 5 gồm 3 chữ cái: Đây là mước láng giềng phía Tây Việt Nam (Lào)
Ô chữ hàng dọc: Tên một châu lục có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất thế giới: Châu Á
B1. GV giới thiệu tên, mục đích trò chơi: Giúp HS củng cố biểu tượng về các nước láng giềng Việt Nam
B4. Nhận xét trò chơi: Căn cứ vào điểm số của các đội, GV công bố đội giành chiến thắng, biểu dương đội có kết quả chơi tốt.
LƯU Ý
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TÁC DỤNG
PP này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
PP phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề , HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo, liên hệ và vận dụng kiến thức đã có trong việc lĩnh hội kiến thức mới
Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
Rèn luyện cho HS phương pháp học tập, phát triển ở các em kĩ năng phát hiện và tiến hành giải quyết vấn đề - một kĩ năng cần thiết cho con người trong thế giưới hiện đại
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề học sinh sẽ huy động được trí thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức ("giải quyết vấn đề" không còn chị thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội)
Tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá thấy được vấn đề cần giải quyết
Nhược điểm
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gọi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề
việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1 : Xây dựng tình huống có vấn đề
Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng học sinh có thể đưa ra giải quyết.
Phân tích nội dung, liên hệ với kiến thức thức học sinh đã biết, đã được học để xác định mâu thuẫn.
nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa cho nội dung bài học đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề
BƯỚC 2: giải quyết vấn đề
HS huy động những kiến thức liên quan và đưa ra những giả thiết
Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thiết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp
GV hướng dẫn HS suy luận giải quyết vấn đề
HS nhận xét và đưa ra cách giải quyết của mình
Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện
GV tổng kết, rút ra kết luận
VÍ DỤ
Địa lý lớp 5 - Bài 20: Châu Âu
B1. Xây dựng tình huống có vấn đề: Người dân Châu Âu và hoạt động kinh tế
Tình huống có vấn đề:
Mô tả được đặc điểm bên ngoài của người châu Âu. Họ có nét gì khác so với người châu Á?
Kể tên một số hoạt động sản xuất kinh tế của người châu Âu?
Nêu số dân của Châu Âu. So sánh số dân Châu Âu với các châu lục khác?
Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Châu Âu.
B2. Giải quyết vấn đề
GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa số 3 trang 111:
GV tổng kết: 2. Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có nhiều màu: đen, vàng, nâu, ... Mắt màu xanh, mắt nâu. Còn người châu Á thì da ngăm hơn, tóc đen.
HS thảo luận
Quan sát SGK trang 112 và kể tên một số hoạt động kinh tế của người châu Âu:
GV tổng kết: 3. Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như: trồng lúa mì, làm việc trong các nhà máy hóa chất, chế tạo máy móc, ...
HS thảo luận
Thảo luận nhóm đôi kết hợp mở SGK 103 đọc bảng số liệu về diện tích và dân số châu lục:
GV tổng kết:1. Dân số châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) theo số liệu 2004 là 728 triệu dân, chưa bằng 1/5 số dân châu Á.
HS thảo luận
KHÁI NIỆM
Đặc trưng cơ bản: Tình huống gợi vấn đề vì tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề.
Là pp dạy học gv tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển hs phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác
LƯU Ý
Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần lưu ý các yêu cầu sau:
Phù hợp với chủ đề bài học
Phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS
Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS
Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải
Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
Giáo viên cũng cần có hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tình huống của học sinh, có kĩ năng nghề nghiệp thành thạo để có thể dẫn dắt học sinh trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề.
Ngoài ra phương pháp dạy học nêu giải quyết vấn đề thường làm cho giáo viên khó chủ động trong việc đảm bảo tiến độ bài học, nhất là khi học sinh chưa quen với việc học tập chủ động , tích cực.