Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương Pháp Trò Chơi Trong Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non - Coggle…
Phương Pháp Trò Chơi Trong Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non
KHÁI NIỆM
Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác.
ƯU ĐIỂM
Trò chơi là một hoạt động tự lực và sáng tạo của
trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn.
Trò chơi làm cho hoạt động khám phá Môi trường xung quanh thêm lôi cuốn và hứng thú
Sự thỏa mãn mục đích giải trí nằm trong hành động chơi. Người chơi quan tâm đến hành động chơi hơn là quan tâm đến kết quả chơi, hành động chơi mang mục đích tự nó
Giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học và phát triển tưởng tượng, chú ý, sự sáng tạo
Rèn luyện năng lực quan sát, các thao tác trí tuệ : phân tích, so sánh, phân loại …
Trò chơi luôn đem đến cho tác nhân sự thích thú, thỏa mãn
Có thể phát hiện ra điểm yếu của trẻ , những hiểu biết chưa chính xác để kịp thời bổ sung
Những yếu tố quan trọng của việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học
• Phân tích ý nghĩa của trò chơi
Việc tổ chức trò chơi khám phá tri thức nhằm tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và có cơ sở nhận định, phân tích, lí giải… từ đó phát hiện tri thức khoa học. Vì vậy, sau khi chơi xong, giáo viên cần hướng dẫn trẻ phân tích ý nghĩa của trò chơi để họ rút ra được nội dung học tập từ trò chơi
• Đặt câu hỏi khám phá tri thức sau khi chơi
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên không chỉ đầu tư vào việc lựa chọn trò chơi phù hợp, có kĩ năng tổ chức trò chơi trên lớp mà còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt trẻ phát hiện tri thức ẩn chứa trong trò chơi
• Sáng tạo ra trò chơi mới
Giáo viên cần xây dựng và sử dụng trò chơi một cách độc đáo để lôi cuốn trẻ suy nghĩ, tìm tòi tri thức, không để xảy ra sự trùng lặp gây nhàm chán (do giáo viên khác đã sử dụng, hoặc tiết học trước đó đã thực hiện trò chơi này), trẻ sẽ không tích cực tư duy trong quá trình thực hiện trò chơi.
Xây dựng trò chơi khám phá tri thức
Trò chơi là yếu tố không thể thiếu và quyết định sự thành công của phương pháp.
PHÂN LOẠI
Trò chơi vận động
Trò chơi sáng tạo
Trò chơi học tập
Trò chơi thông minh,...
Một số lưu ý khi sử dụng trò chơi
Xoa dịu tính hiếu thắng của người chơi
Chú trọng phân tích ý nghĩa sau khi thực hiện trò chơi
Giải thích rõ luật chơi
Bảm đảm tính giáo dục
Bảo đảm tính an toàn khi tổ chức chơi
Không lạm dụng phương pháp.
Trò chơi phải thích hợp với đặc điểm của người học
NHƯỢC ĐIỂM
Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống
Trẻ dễ sa đà vào trò chơi ít chú ý đến tính
năng học tập của trò chơi.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
B1:GV giới thiệu tên ,mục đích trò chơi
Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi
Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?... từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong khi chơi
B2: Hướng dẫn trẻ chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản
trò
Các dụng cụ dùng để chơi
Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
Cách xác nhận kết quả và cách tinh điểm chơi, cách giải của cuộc chơi( nếu có)
B3: Thực hiện chò trơi( dự kiến số lượng người tham gia,chuẩn bị dụng cụ, phổ biến cách chơi)
Khi các em đã hiểu ró mục đích, luật chơi và cách chơi, các em sẽ tham gia chơi một cách chủ dộng, tự tin, hào hứng. Ở bước này các em là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em cần phải làm việc tích cực
giáo viên cần phải quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng.
B4: Nhận xét sau cuộc chơi
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao
phần thưởng cho đội đoạt giải.
Giáo viên hoặc trọng tài là trẻ nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm