Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp thảo luận trong giáo dục KNS cho trẻ mầm non - Coggle Diagram
Phương pháp thảo luận trong giáo dục KNS cho trẻ mầm non
Khái niệm
Phương pháp thảo luận trong giáo dục KNS cho trẻ mầm non là cách thức GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm suy nghĩ, trao đổi, từ đó đưa ra ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề được thảo luận và rút ra bài học về KNS cho trẻ.
PP thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mỗi cá nhân trẻ tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, sáng tạo, tạo cho trẻ cơ hội có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề được thảo luận
Tác dụng
Giúp đầu óc của trẻ linh hoạt hơn, trẻ chủ động suy nghĩ, đưa ra các câu hỏi, ý kiến, và bảo vệ chính kiến của mình
Ý kiến của trẻ làm tăng tính khách quan khoa học, kết hợp giảm tính chủ quan, phiến diện
Hiểu biết của trẻ sâu sắc, bền vững hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, lắng nghe ý kiến của nhóm bạn
Nhờ thảo luận nhóm, trẻ thoải mái, cởi mở,tự tin hơn trong việc giao tiếp, trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe sự đóng góp ý kiến từ bạn => phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thảo luận gánh vác công việc, khuyên khích sự tham gia suy nghĩ, phát biểu ở trẻ.
Phát triển các kĩ năng: giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, nhận trách nhiệm.
Nhược điểm
Nếu trẻ chưa có ý thức tự giác, chưa tích cực trong giờ học thảo luận thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn
Yêu cầu
Chia nhóm với số lượng phù hợp với nội dung bài học (theo cặp hoặc nhóm)
Tạo không khí lớp học thoải mái
GV phải bao quát được các nhóm trong lớp (hướng dẫn khi trẻ gặp khó khăn)
Mỗi cá nhân phải sử dụng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo để lựa chọn và đưa ra quyết định chung của nhóm.
Cân phân vai trò đảm nhiệm trong nhóm: nhóm trưởng và các vai trò khác
Cách tiến hành
Chuẩn bị
Xác định KNS cần giáo dục cho trẻ.
Xác định mục tiêu của việc thảo luận
GV chuẩn bị đề tài, tình huống thảo luận nhóm và cách giải quyết theo hướng mở.
GV chuẩn bị phương tiện phục vụ cho việc thảo luận
Tiến hành
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
GV giới thiệu chủ đề, vấn đề thảo luận, xác định nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian, phân công vị trí hoạt động
Bước 2: Tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm
GV đến từng nhóm hướng dẫn cách làm việc (nếu cần)
Từng cá nhân trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để đưa ra ý kiến chung nhất
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét
GV tổng kết, nhận xét và rút ra kết luận
Ví dụ minh họa
Tình huống: Khi trẻ bị lạc ở công viên, trung tâm thương mại, công viên trẻ sẽ xử lý như thế nào?
KNS cần giáo dục: kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kĩ năng bảo vệ bản thân
Mục tiêu: giúp trẻ biết phát triển được kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và tìm cách thoát khỏi những tình huống nguy hiểm
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhóm 1: trẻ sẽ xử lý như thế nào khi trẻ bị lạc ở trung tâm thương mại, nhóm 2: trẻ sẽ xử lý như thế nào khi trẻ bị lạc ở công viên. Mỗi nhóm có 10 phút thảo luận
GV cho trẻ thảo luận và giúp đỡ trẻ nếu cần.
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày. các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
GV tổng kết: khi bị lạc dù ở trung tâm thương mại hay công viên, các con nên bình tĩnh, không khóc lóc hay chạy mà đứng yên tại chỗ để bố mẹ đến đón. Nếu trong khoảng thời gian ngắn bố mẹ chưa đến đón thì bé có thể mượn điện thoại của 1 ai đó hoặc của chú bảo vệ để gọi bố mẹ đến đón.