Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC - Coggle Diagram
PPDH KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC
Một hoạt động sử dụng PPDH nêu và giải
quyết vấn đề.
Bài: " PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI"
Bước 1: Chuẩn bị
Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số cách phòng tránh bị xâm hại
Thời gian, địa điểm: Thực hiện trên lớp sau khi học xong HĐ 1
Sử dụng pp thảo luận nhóm, đóng vai
Sử dụng tranh minh họa
Bước 2: Tiến hành
Xây dựng tình huống có vấn đề
GV treo tranh minh họa
GV nêu vấn đề
Tình huống 1: Trên đường đi học về, Trang rủ Nga đi đường tắt cho nhanh, nhưng đoạn đường đó rất vắng người. Trang nói với Nga :" Không sao đâu, tớ vẫn đi đường đó hàng ngày mà". Nếu là Nga em sẽ xử lí như thế nào?
Tình huống 2: Lan đến nhà bạn học nhóm vào buổi tối, khi về Lan không đợi bố mẹ đến đón mà tự đi bộ về. Trên đường đi có 1 chú đi xe gắn máy hỏi Lan có cần đi nhờ xe không, lên chú lai về. Nếu là Lan em sẽ xử lí như thế nào?
Giải quyết vấn đề
GV chia nhóm: Chia cả lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống
Các nhóm thảo luận và phân vai trong 5 phút
GV gọi đại diện các nhóm lên đóng vai
Nhóm còn lại nhận xét, đưa ý kiến
GV kết luận : Không đi nơi vắng vẻ, không đi nhờ xe người lạ, không đi 1 mình vào buổi tối
Một số kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật mảnh ghép
Nhược điểm
Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng 1, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả
Nếu số lượng thành viên không được tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu
Không sử dụng được cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc “Nhân – quả” với nhau
Cách tiến hành
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Ưu điểm
Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực
Phát huy hiểu biết của hs
Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm
Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân
Ý nghĩa, vai trò
Một trong những kĩ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng trong dạy học khoa học tự nhiên và các môn học khác
Hs phát huy tối đa vai trò , khả năng nghiên cứu và hợp tác làm việc,giải quyết vấn đề
Tác dụng
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
Kích thích sự tham gia tích cực của HS
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Lưu ý
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành cẩn thận tránh làm học sinh ghép nhầm nhóm
Áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
Việc ghép nhóm vòng 2 có thể sẽ gây mất trật tự.
Khái niệm
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Ví dụ: Bài tìm hiểu các bộ phận của thân cây
Vòng 1: Các nhóm thảo luận các chủ đề sau:
Chủ đề A: Tìm hiểu về thân,rễ cây?
Chủ đề B: Tìm hiểu về lá cây?
Chủ đề C: Tìm hiểu về hoa và quả?
Lớp có 30 học sinh, có 15 bàn học.
Giáo viên có thể chia thành 6 nhóm: mỗi nhóm gồm học sinh 3 bàn ghép lại (mỗi nhóm có 5 học sinh). Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ đề A, nhóm 3,4 nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ đề C
Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đ. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Giáo viên thông báo chia thành 10 nhóm mới : mỗi nhóm 1 bàn (mỗi nhóm có từ 3 học sinh):
nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2;
nhóm 2 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4;
nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 5;
nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6;
Giáo viên thông báo thời gian làm việc nhóm mới
Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1
Giao nhiệm vụ mới: Em hiểu các bộ phận của cây như thế nào?
Trình bày kết quả
Kĩ thuật xương cá
Ưu điểm
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức 1 cách khoa học , các kiến thức được thể hiện rất rõ ràng trên xương cá
Là công cụ giúp học sinh nắm bắt được trọng điểm của kiến thức được nêu ra
Là phương pháp dạy học tích cực có lợi cho cả học sinh và giáo viên
Cách tiến hành
B2 tìm những nội dung chính
B3 tìm những nội dung phụ
B1 Xác định định vấn đề cần quan tâm
B4 chọn lọc và đưa ra kết luận
Mục tiêu
Giúp học sinh hình thành khả năng hệ thống hóa kiến thức
Phát triển khả năng tư duy cho hoạc sinh nhờ việc hệ thống hóa kiến thức
Tạo không khí học tập sôi nổi cho các em
Lưu ý
Giáo viên cần giúp cho học sinh tìm ra nội dung chính trong bài
Cần giúp cho học sinh biết cách tóm gọn được nội dung trong bài
Tác dụng
Giúp HS hiểu nội dung bài học một cách có hệ thống
Giúp HS tiếp cận được nhiều cách học khác nhau
Giúp cho việc xác định nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả
Rèn kĩ năng tập trung tư duy, quyết định của HS
Dựa vào biểu đồ xương cá, HS sẽ dễ nhớ được kiến thức bài học
Ví dụ
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện
B1: tìm hiểu cách sử dụng năng lượng điện
B2: tìm hiểu những nội dung chính
Ứng dụng của dòng diện
Nguồn điện
B3 tìm những nội dung phụ
B4: giáo viên đưa ra kết luận
Khái niệm
Là một dạng biểu kỹ thuật đồ họa có hình dạng giống xương cá hay còn gọi là biểu đồ nguyên nhân-kết quả, là phương pháp nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp .
Kĩ thuật ổ bi
Khái niệm
Kĩ thuật "Ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác
Ưu điểm
Giúp học sinh hình thành được thói quen tương tác trong học tập
Giúp học sinh khai thác được nhiều khía cạnh của vấn đề
Phát triển kĩ năng tư duy đặt câu hỏi , giao tiếp, phản biện, phân tích tổng hợp
Giúp học sinh chấp nhận và đào sâu giả thiết của mình
Nhược điểm
Chậm tiến độ của lớp do thiếu kiến thức hoặc kĩ năng
Gây lộn xộn
Khó kiểm soát từng cá nhân
Ý nghĩa, vai trò
Không chỉ giao tiếp trong nhóm hs còn có cơ hội giao tiếp trao đổi ý kiến với từng thành viên trong nhóm bạn giúp hs hiểu được đầy đủ ND cần truyền đạt
Cách tiến hành
B2:Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới
B1: Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác
Lưu ý
Phân bố thời gian hợp lí
Không gian lớp học đủ điều kiện
Lựa chọn vấn đề phù hợp , thiết thực, tạo hứng thú
Ví dụ
Bài 36 TNXH 3
Bước 1: Chia lớp học thành 2 nhóm: 1 nhóm ngồi ngoài và 1 nhóm ngồi trong. Đưa ra vấn đề.
VD: Tránh tình trang vứt rác trong lớp học.
Bước 2: Sau 1 khoảng thời gian quy định, HS vòng trong chuyển chỗ theo vòng quay của kim đồng hồ
Kĩ thuật thẻ bậc thang
Ví dụ
Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm( TNXH 3)
Học sinh xếp các thẻ theo thứ tự nguy hiểm dần trong thời gian 2p
Các nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình và so sánh với nhóm khác
Đặt tối đa 5 câu hỏi cho cả lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác: - Nhóm tớ khác các nhóm khác ntn? - Các cậu giải thích tại sao thẻ 3 nhóm tớ lại cho là nguy hiểm nhất ........
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 bạn,mỗi nhóm nhận được 5 thẻ:
Thẻ 1: chơi đa cầu
Thẻ 2: chơi ô ăn quan
Thẻ 3: chơi đuổi nhau
Thẻ 4: chơi nhảy dây
Thẻ 5: chơi đá bóng
Thẻ 6: chơi bắn bi
Thẻ 7: ngồi đọc sách
Cách tiến hành
Học sinh mỗi nhóm được nhận một số thẻ.
Học sinh xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang
Học sinh các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm.
Mỗi nhóm có quyền đặt tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và nhóm khác.
Ưu điểm
Phát triển các kĩ năng tư duy, thảo luận, phân tích và đặt câu hỏi cho học sinh.
Phát triển khả năng làm việc nhóm.
Nhiệm vụ được giao theo nhóm nên tất cả các thành viên trong nhóm dều phải làm việc.
Tạo cơ hội cho các học sinh dược thảo luận với nhau
Lưu ý
Cách bố trí lớp học phải hợp lí, HS ở gần nhau để trao đổi bài với các nhóm khác, và đủ rộng để các e thỏa mái thảo luận với các HS khác trong nhóm
GV tổ chức xếp bàn ghế hợp lí giữa các nhóm để tạo ra 1 hệ thống lớp học phù hợp với việc sử dụng kĩ thuật này
GV cần hướng dẫn các em cách so sánh giữa các nhóm và cách đặt câu hỏi sao cho hợp lí
Vai trò
Kĩ thuật này giúp học sinh xác định theo thứ tự ưu tiên những ý tưởng hoặc những thông tin về vấn đề học tập (hoặc các vấn đề khác)
Tạo cơ hội để học sinh thảo luận cho những lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mình xác định.
Nhược điểm
GV không tổ chức hợp lí có thể sẽ gây mất thời gian.
HS thảo luận có thể có nhiều ý kiến dẫ đến tranh cãi.
HS chưa biết cách để đưa ra câu hỏi trọng tâm dành cho các nhóm.
Khái niệm
Kĩ thuật thẻ bậc thang là kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó học sinh sẽ xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và phát triển kĩ năng hợp tác,tư duy phê phán , ra quyết định.
Kĩ thuật tia chớp
Khái niệm
Kỹ thuật tia chớp làmột kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nàođó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp vàkhông khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêungắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Cách thực hiện
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận
Mỗi người chỉ nói ngắngọn 1-2 câu ý kiến của mình
Chỉ thảo luận khi tấtcả đã nói xong ý kiến
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Tạo không khí lớp học sôi nổi
Rèn luyện sự nhanh nhạy trong việc tư duy, phát triển khả năng ghi nhớ của Hs
Giúp Hs mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình
Nhược điểm
Chưa phát huy tối đa sự sáng tạo của Hs
Một số em còn rụt rè chưa tự tin nêu ý kiến của mình
Lưu ý
GV phải biết lựa chọn những vấn đề nổi bật, trọng tâm
GV phải hướng dẫn Hs nêu lên ý kiến của mình bằng cách gợi mở
Ví dụ minh hoạ
Bài: Vùng biển nước ta ( địa lý 5)
GV cho HS xem video
Nhận xét
Đường bờ biển
Diện tích
Tài nguyên biển
Hai quần đảo lớn
Danh lam thắng cảnh biển nổi tiếng...
Sau khi xem xong đoạn video, GV sử dụng kĩ thuật dạy học tia chớp giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức về vùng biển Việt Nam. Gọi nối tiếp HS trả lời nhanh.
HS nhận xét, bổ sung, đưa ra kết luận
Kĩ thuật khăn trải bàn
Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Cách tiến hành
Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật "khăn trải bàn"
Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến củamình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
Kĩ thuật này áp dụngcho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùngnghiên cứu một chủ đề.
Sau khi các nhómhoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn"lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
Có thể thay số bằngtên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
Kĩ thuật dạy học lược đồ tư duy
Khái niệm
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Cách làm
Viết tên chủ đề ởtrung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Từ chủ đề trung tâm,vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nộidung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ vàviết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụngcác thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Từ mỗi nhánh chính vẽtiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữtrên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
Tiếp tục như vậy ở cáctầng phụ tiếp theo.
Tiến hành
Tóm tắt nội dung ôn tập một chủ đề
Trình bày ý tưởng cho một báo cáo hay một buổi nói chuyện, bài giảng
Thu thập, sắp xếp các ý tưởng
Ghi chép khi nghe bài giảng
Trình bày tổng quan một chủ đề
Ưu điểm
Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu
Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
Nhược điểm
Tốn thời gian
Đối với những GV yếu về CNTT thì việc vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính gặp nhiều khó khăn
Ví dụ: Địa lý 4: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS vẽ lược đồ tư duy có các yêu cầu sau
Vị trí địa lí
Lễ hội, trang phục
Nhà ở
Dân cư
Văn hoá
Kĩ thuật phòng tranh
Khái niệm
Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
Cách thực hiện
GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
Ưu điêm
Tạo kí năng quan sát, giải quyết vấn đề
Tạo hứng thú học tập
Giúp Hs năng động, sáng tạo, tránh những giờ hiệu quả thấp
Giúp HS học hỏi lẫn nhau và ghi nhớ sâu kiến thức
Nhược điẻm
Tốn thời gian
Lớp học dễ lộn xộn, mất trật tự
Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng được
Kĩ thuật dạy học tạo nhóm
Khái niệm
Chia nhóm là kĩ thuật dạy học tích cực trong đó tổ chức cho Hs thành nhiều nhóm nhỏ và hướng dẫn mỗi nhóm cùng hợp tác, trai đổi ý kiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập
Ưu điểm
Học tập theo nhóm giúp HS ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng hơn, tri thức mà HS lĩnh hội khách quan, sâu sắc và bền vững hơn.
Học tập theo nhóm tạo cơ hội cho HS phát triển tư duy, phát triển khả năng của bản thân, chủ động học tập tích cực
Hoạt động nhóm giúp Hs yếu kém, nhút nhát mạnh dạn, tự tin hơn, tạo điều kiện cho trẻ hoà nhập cộng đồng
Nhược điểm
Gây ồn ào trong lớp khó kiểm soát
Trong nhóm sẽ có một số bạn tích cực, một số bạn khác sẽ ỉ lại vào các bạn trong nhóm
Sẽ có nhiều HS không thích học nhóm vì thích chứng tỏ năng lực bản thân với GV hơn với bạn
Các bước tiến hành
B1: Chia nhóm
B2: Giao nhiệm vụ
B3: Tổ chức hoạt động nhóm
B4: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm
B5: Nhận xét, đánh giá, kết luận
Một số lưu ý
HS có đủ nguyên vật liệu, dụng cụ
Bố trí chỗ ngồi hợp lí, thuận lợi cho Hs khi chia nhóm
Tổ chức nhóm có số lượng vừa phải, trình độ giữa các nhóm tương đối đồng đều, các thành viên trong nhóm giữ vai trò khác nhau
Phối hợp hoạt động nhóm với hoạt động cá nhân 1 cách hợp lí
GV giữ vai trò cố vấn, giúp đỡ HS khi cần thiết
Ví dụ: Bài9: Dụng cụ trong gia đình
B1: GV chia nhóm bằng cách cho Hs đếm từ 1-3, những HS có cùng số thì về chung 1 nhóm
B2: Sau khi chia nhóm xong Gv giao nhiệm vụ cho Hs thảo luận: kể tên các đồ dùng trong gia đình mà em biết
B3: cho thời gian 3-5p để Hs thảo luận nhóm và ghi kết quả. GV quan sát hướng dẫn nếu cần thiết
B4: Hết thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm đứng lên báo cáo kết quả
B5: GV nhận xét đánh giá, nhóm nào được nhiều hơn và chính xác hơn khen ngợi và cho điểm. Kết luận lại “các đồ dùng trong gia đình như: quạt, ghế, bàn, ti vi, tủ lạnh, máy giặt...” đều là các đồ dùng gần gũi với các em, nó vô cùng cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt gia đình. Các em cần giữ gìn chúng luôn sạch đẹp.
Các cách chia nhóm
Chia nhóm theo số điểm dang, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm
Chia nhóm theo tháng sinh: các Hs sinh cùng tháng sẽ vào 1 nhóm
Chia nhóm theo hình ghép
Chia nhóm theo sở thích