Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON
Phương pháp " Bàn tay nặn bột"
Nguyên tắc
Trong quá trình học tập , học sinh đưa các lập luận và lý lẽ để thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng kiến thức cho mình , một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ
Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ trong học tập, nó gắn liền với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho HS
Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.
Tối thiểu 2h / tuần cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tại trường.
Mỗi HS có một quyển vở thí nghiệm và HS trình bày trong đó theo ngôn ngữ riêng của mình.
Mục đích hàng đầu đó là giúp trẻ tiếp cận dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,...kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
Phương pháp tiến hành
Phương pháp thí nghiệm trực tiếp: gồm 4 phần chính: Vật liệu thí nghiệm, Bố trí thí nghiệm, Kết quả thu được, Kết luận.
Phương pháp làm mô hình
Phương pháp quan sát: được sử dụng để: Giải quyết vấn đề, Miêu tả một sự vật hiện tượng, Xác định đối tượng và Kết luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục tiêu :
Tạo nên tính tò mò , ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học thì phương pháp này còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh
Tiến trình dạy học
B3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương pháp thực nghiệm.
B4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu.
B2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.
B5: Kết luận kiến thức mới.
B1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Khái quát:
Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (người Pháp) từ năm 1995.
PP "Bàn tay nặn bột ( BTNB)" - Hands on là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn học khoa học tự nhiên.
VD:Thí nghiệm chứng minh không khí ở xung quanh môi trường sống của chúng ta
Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình bằng cách nói.
Đề xuất các câu hỏi
Giáo viên chốt các câu hỏi của cá nhóm (Nhóm có nội dung phù hợp với nội dung bài học)
Câu hỏi: Trong bao ni lông căng phồng có gì?
Tổng hợp các ý kiến cá nhận để đặt câu hỏi theo nhóm
Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm
Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi lên vấn đề toàn bài
Không khí rất cần cho sự sống
Vậy không khí có ở đâu?
Làm thế nào để biết có không khí?
Trẻ hít thở => trao đổi O2 và CO2 với môi trường bên ngoài
Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3
Thu nhận các kết quả để trình bày
Kết luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
Giáo viên hướng dẫn học sinh cho sánh lại các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức
Giáo viên tổng kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều có không khí
Phương pháp Montessori
Khái niệm
Là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dưới cách học thông qua các giác quan, coi trọng các tiềm năng của trẻ và sự nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt cho mỗi bài học.
Nguyên tắc dạy học
Tôn trọng đặc điểm, tính cách của từng trẻ.
Phát hiện và tận dụng tiềm năng sẵn có ở trẻ.
Tạo cho trẻ một môi trường thích hợp để phát triển theo khả năng riêng.
Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.
Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng với trẻ.
Tin tưởng vào việc tự giáo dục ở trẻ và không có hệ thống thi đua.
Đặc trưng
Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ từ 2 hay 3 tuổi đến 6 tuổi
Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).
Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình ‘làm việc’.
Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên.
Các học cụ đặc biệt được bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển.
Sự khác biệt so với phương pháp khác
Phương pháp Montessori
Tập chung giáo dục trẻ phát triển nhận thức.
Hướng dẫn từng thành viên.
Lớp học gồm các nhóm tuổi khác nhau.
Trẻ làm việc theo khả năng của chính mình.
Trẻ em được khuyến khích để dạy, cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau.
Giáo viên có vai trò không quá nổi bật trong hoạt động lớp học
Trẻ được tham gia tích cực trong học tập, được khuyến khích sáng tạp, chủ động.
Giáo dục truyền thống
Giáo viên tự đạt tốc độ giảng dạy theo trường đề ra
Hầu hết việc giảng dạt do giáo viên thực hiện, sự hợp tác không được khuyên khích
Lớp học cùng độ tuổi
Giáo viên có vai trò đặc biệt trong lớp
Hướng dẫn giảng dạy cả nhóm
Trẻ là người tham gia thụ động trong tập thể lớp
Tập trung vào việc phát triển xã hội
VD: bày ra lớp 1 số các con vật khác nhau trong lớp sau đó bảo trẻ đi tìm, tự khám phá nó => coi trọng nhu cầu, sở thích, hứng thú của người học, không ép buộc người học.
Phương pháp STEM
Khái niệm
STEM là chữ viết tắt bằng tiếng Anh dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán).
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Đặc trưng
Science (khoa học): Phương pháp này xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc giáo dục khoa học – công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Technology (công nghệ): Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là công nghệ.
Engineering (kỹ thuật): Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
Math (Toán học): Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày.
Yêu cầu
Tiêu chí 1: Bài học stem tập trung vào các vẫn đề thực tiễn.
Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học stem theo quy trình thiết kế kĩ thuật.
Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học stem đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học stem lôi cuốn học sinh vào nhóm kiến tạo.
Tiêu chí 5: Nội dung bài học stem áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán học mà học sinh đã và đang học.
Tiêu chí 6: Tiến trình bài học stem tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.
Bản chất
Trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học.
Khi được giáo dục theo hướng STEM, trẻ sẽ phát triển được nhiều kĩ năng tổ hợp như: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, hình thành năng lực cho trẻ khám phá khoa học ở những giai đoạn sau.