Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 8 - PPDH KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC CỦA NHÓM 5, n, 13, 12,…
NHIỆM VỤ TUẦN 8 - PPDH KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC CỦA NHÓM 5
Thiết kế hoạt động dạy học PPDH nêu và giải quyết vấn đề
Gợi ý vấn đề: An toàn khi tham gia giao thông ( bài 19 An toàn khi tham gia giao thông - Tự nhiên và Xã hội lớp 2)
Các bước thực hiện
Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề
Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề đực đặt ra
Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề
Bước 2: Tìm giải pháp ( học sinh đưa ra ý kiến và cách giải quyết)
Phân tích vấn đề: làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm( dựa vào những tri thức đã học, liên tưởng tới kiến thức thích hợp)
Hướng dẫn học sinh tìm chiên lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, sử dụng những phương pháp, kĩ thuật hình thức, tìm đoán suy luận
Trình bày giải pháp: HS trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề tài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề
Bước 3: Thầy cô đưa ra kết luận bằng cách tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận cuối cùng
Học sinh: qua bài học cần đưa ra được kinh nghiệm bài học nào bổ ích, biết đúng sai khi tham gia giao thông
Giáo viên: thấy được tính tích cực và khả năng của phương pháp đó qua đó tạo hứng thú học tập cho HS
Kĩ thuật băng chuyền
Tác dụng
HS thống kê kiến thức lần lượt
Giúp phát huy được tính tích cực của học sinh trong giải
quyết vấn đề
Giúp học sinh tiếp thu được nhiều khía cạnh của vấn đề
Giúp học sinh có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, giải quyết
vấn đề, xử lí thời gian, chia sẻ kinh nghiệm
Vai trò
Giúp các em vận dụng kiến thức cũ hay kiến thức đã biết vào bài mới
Cách tiến hành
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy
A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0,ghi kết quả thảo
luân cho nhau
Các nhóm đọc và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn, sau đó lại
tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp
kết quả từ một nhóm khác để góp ý
Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giải
quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ nhóm 1 thảo luận câu
A, nhóm 2 thảo luận câu B,nhóm 3 thảo luận câu C,...
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm nhận được lại tờ giấy A0
của nhóm mình ,từng nhóm sẽ xem ý kiến, trả lời câu hỏi của
nhóm bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận nhóm .Sau khi hoàn thiện xong các nhóm treo kết quả học tập lên tường lớp
học
Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính kết hợp, tương tác
giữa nhóm học sinh từ đó tổng hợp lên kiến thức của học
sinh
Có được sự tham gia thu hút của toàn học sinh mỗi nhóm
Ưu điểm
Phát huy tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề
Giúp học sinh có kĩ năng: hợp tác làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lí thời gian, chia sẻ kinh nghiệm
Nhược điểm
Nhiều học sinh trong nhóm có thể đùn đẩy trách nhiệm cho bạn khác bởi nhóm mình chỉ tìm hiểu về 1 nội dung nhỏ của vấn đề lớn
Mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung của vấn đề nên chỉ hiểu sâu về nội dung đó mà chưa có sự tìm hiểu rộng, bao quát.
Những em rụt rè sẽ khó đưa ra câu trả lời trước nhóm
Ví dụ
Kĩ thuật lược đồ dòng thời gian
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
HS có thể tự hệ thống các kiến thức dễ dàng theo các mốc thời
gian.
Hệ thống kiến thức logic
HS dễ học, dễ nhớ
Nhược điểm
Không hệ thống được chi tiết. Nhiều sự kiện trong một thờ điểm
có thể gây nhầm lẫn
Nếu không biết cách trình bày thì lược đồ nhìn sẽ rất rối và HS
khó nắm bắt thông tin cần thiết
Cách tiến hành
Bước 2: Vẽ lược đồ, điền các mốc quan trọng lên lược đồ
Bước 3: Sắp xếp các sự kiện vào lược đồ
Bước 1: Sắp xếp các sự kiện cần thể hiện trên dòng thời gian
Bước 4: HS dựa vào lược đồ để đọc các thông tin cần hướng tới
Bước 5: GV nhận xét, kết luận và đánh giá
Khái niệm
Lược đồ dòng thời gian là một kĩ thuật dạy học chủ yếu trong môn lịch sử địa lý lớp 4,5, giúp HS hệ thống kiến thức một cách
logic và dễ nhớ.
Yêu cầu sư phạm
Cần nắm chắc các cột mốc, các sự kiện tiêu biểu
GV hướng dẫn HS sử dụng lược đồ
Lược đồ chỉ nên để các từ khóa, tránh viết dài dòng gây rối cho
HS
GV hướng dẫn HS đọc lược đồ
Tác dụng
kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực trong học tập của
học sinh
tăng cường tính độc lập trách nhiệm của học sinh
Vai trò
HS có thể tự hệ thống các kiến thức rõ ràng theo các mốc
thời gian
HS hệ thống kiến thức các sự kiện một cách logic, dễ nhớ và
dễ học
Kĩ thuật xoắn ốc
Cách tiến hành
B2: Đưa chủ đề cần giải quyết và yêu cầu học sinh chọn 1 vị trí trên đường xoắn ốc để vẽ chủ đề đó.
B3: Học sinh theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn bằng cách viết tiếp ý kiến của mình trên đường xoắn ốc
B1: vẽ mô hình xoắn ốc vào giấy hoặc bảng
B4: GV nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận chung
Ưu điểm
Gây hứng thú cho HS , góp phần làm thay đổi không khí lớp học
Mỗi HS được đưa ra ý kiến cuả mình và tự do lựa chọn vị trí viết
HS có thể quan sát ý kiến của bạn viết trước và tiếp tục bổ sung ý khi bạn thiếu, tránh được việc trùng lặp ý kiến
Dễ thực hiện không tốn kém
Nhược điểm
Đôi khi HS tranh nhau vị trí viết, gây mất đoàn kết
Bài trình bày có thể không sắp xếp tuần tự các ý nên khó kiểm soát việc đủ ý
Vòng xoắn ốc sẽ bị nhìn lộn xộn và rối mắt, có thể thiếu chỗ viết
Khái niệm
Là 1 kĩ thuật dạy học, nơi đầu tiên là sự kiện cơ bản của bài học ( chưa chi tiết) trong quá trình học tập, càng nhiều chi tiết được giới thiệu đồng thời chúng có liên quan đến những điều cơ bản được nhấn mạnh nhiều lần để giúp ghi nhớ lâu dài
Kĩ thuật động não,
Các bước tiến hành
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập
ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý
kiến tiếp nối nhau
Kết thúc việc đưa ra ý kiến
Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng
dụng
Có thể ứng dụng trực tiếp;
Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm
Không có khả năng ứng dụng.
Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
Rút ra kết luận hành động.
Tác dụng
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Huy động được nhiều ý kiến
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Quy tắc động não
Khuyến khích số lượng các ý tưởng
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng
của các thành viên
Vai trò, ý nghĩa
Tìm các phương án giải quyết vấn đề
Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau
Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề
Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng
nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này
Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những
tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên
trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn
lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ)
phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
Ứng dụng
Tìm các phương án giải quyết vấn đề
Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Huy động được nhiều ý kiến
Dễ thực hiện, không tốn kém
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Nhược điểm
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não
Có thể đi lạc đề, tản mạn
Kĩ thuật hỏi tới cùng
khái niệm
đặt câu hỏi là 1 trong những kĩ năng rất hữu ích mà GV cần phát triển . người đặt câu hỏi phải có kĩ năng và hiểu biết thì mới đăth được câu hỏi chính xác đem lại hiệu quả tối đa
tác dụng
kích thích , dẫn dắt HS khám phá suy nghĩ tri thức mới
kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng của HS và sự quan tâm hứng thú của các em đến nội dung
thu thấp , mở rộng thông tin kiến thức
giúp GV có phản hồi tức thì về sự hiểu biết của HS , kịp thời có giải pháp cho khó khăn của các em
ưu
kích thích dẫn dắt HS suy nghĩ
khám phá tri thức mới tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình học
kiểm tra kiến thức kĩ năng của HS
nhược điểm
mất nhiều thời gian
lớp học dễ mất trất tự
HS hỏi lạc đề nội dung bài học
kết quả k được như kì vọng của GV
cách tiên hành
xác định mục đích
xác định nội dung
chọn địa điểm thời gian tiến hành
chuẩn bị hệ thống câu hỏi
GV hỏi HS
HS hỏi ngược lại
HS rút nhận xét , GV đưa ra kết luận
lưu ý
người đặt câu hỏi phải có kĩ năng , hiểu biết , diễn đặt rõ ràng chính xác mang lại hiệu quả cao
dừng lại sau khi đặt câu hỏi 3 đến 5 giây
k chê bai khi HS trả lời sai , cần khuyến khích các em
tích cực hóa tất cả HS
phân phối câu hỏi cho cả lớp
tập trung vào câu hỏi trọng tâm của bài học
tránh nhắc lại câu hỏi cho HS
ví dụ bài 36 Vệ sinh môi trường
các em hãy nêu 1 số ví dụ chứng tỏ hồ nước bị ô nhiễm
HS rất nhiều cá , tôm bị chết , hồ nước có màu đen , bốc mùi hôi
vậy tại sao cá tôm lại bị chết
do chất thải của nhà máy , rác thải nilong , phun thuốc trừ sâu
sự ô nhiễm môi trường gây hại cho sức khỏe con người nhưu thế nào
gây ra các bệnh , ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân
hãy nêu cách xử lý rác thải và bảo vệ môi trường mà em biết
Kĩ thuật 3x3
Khái niệm
Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS
Cách thực hiện
HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó
Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt; 3 điều chưa tốt; 3 điều đề nghị cải tiến
Sau khi thu thập ý kiến thì xử lí và thảo luận về các ý kiến phản hồi
Tác dụng
Nâng cao chất lượng dạy học
Đem lại hứng thú cho HS
HS đề xuất được nhiều phương án, đa dạng câu trả lời
Ví dụ minh họa: Bảo vệ môi trường (LỚP2)
GV yêu cầu HS kể tên 3 hành động bảo vệ môi trường, 3 hành động làm ô nhiễm môi trường, 3 biện pháp để bảo vệ môi trường
GV cho HS thời gian 2 phút để suy nghĩ, sau đó đưa ra các câu trả lời của các em
GV nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận
Một số lưu ý
Nội dung câu hỏi cần định hướng rõ ràng
Câu hỏi đảm bảo bám sát nội dung; tính khoa học; tính logic; tính hệ thống; tính thực tiễn
Khi chuẩn bị câu hỏi GV phải có đáp án rõ ràng, chuẩn bị chu đáo
Biết phối hợp các kĩ thuật khác
kĩ thuật xyz
khái niệm
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mô hình thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635.
dụng cụ : giấy , bút cho các thành viên
lưu ýSố lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thời gian cụ thể.
ưu điểm
có yêu cầu cụ thể nên mọi thành viên phải tham gia
hạn chế
cần dành nhiều thời gian cho hoạt đông nhóm , nhất là quá trình tổng hợp ý kiến đánh giá
ví dụ kĩ thuật 365 thực hiện như sau
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến
Kĩ thuật cắt dán
Tác dụng
Tạo hứng thú
Hình thành HS tính thẩm mỹ
Phát huy tính sáng tạo
Lưu ý
Nhắc HS giữ gìn vệ sinh lớp học
Cần phải có đò dùng như kéo,.. và cẩn thận khi sử dụng
Lad tạo hình trên mặt phẳng tạo thành hình tranh ảnh tĩnh vật, chân dung, con vật,...