Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON
PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
Phương châm giáo dục
Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.
Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.
Lấy trẻ làm trọng tâm
Nguyên tắc
Tôn trọng, không áp đặt trẻ
Học tập luôn đi kèm với thực hành
Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt
Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ
Giáo viên, bố mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ
Nội dung
Thực hành cuộc sống
Trẻ được học các bài học liên quan đến tự phục vụ bản thân (mặc/cởi áo khoác, buộc dây giày, chuẩn bị đồ ăn…) và chăm sóc môi trường xung quanh (lau bụi trên lá, tưới cây, lau bụi trên giá kệ,…).
Toán học
Trẻ được làm quen với các biểu tượng số học thông qua nhận biết về lượng mang tính cụ thể, từ đó nhận biết các con số, các phép tính về số học (cộng, trừ, nhân, chia) đơn giản,…
Ngôn ngữ
Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ…
Văn hóa
Trẻ được học về các đất nước, động vật, lịch sự, âm nhạc....
Giác quan
Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ…
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Giáo dục phát hiện tài năng sớm
Giúp trẻ sống tự lập hơn
Giúp trẻ phát triển trí thông minh
Giúp trẻ phát triển trí nhớ
Giúp trẻ phát triển nhân cách
Nhược điểm
Tốn kém tài chính
Độc lập không phải lúc nào cũng tốt
Cấu trúc lớp học tự do có thể gây ra phiền phức
Chương trình học giống nhau
Khái niệm
Phương pháp Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dưới cách học thông qua các giác quan, coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt.
PHƯƠNG PHÁP STEM
Khái niệm
STEM là từ viết tắt của Scienece (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ năng) và Math (toán học). Phương pháp dạy học STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực trên
Lợi ích của phương pháp
Phát triển sự khéo léo sáng tạo
Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Rèn luyện sức bền bỉ
Khuyến khích các cuộc thí nghiệm
Khuyến khích làm việc nhóm
Khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Khuyến khích sử dụng công nghệ
Khuyến khích sự thích nghi
Điểm mạnh của phương pháp
Tiếp cận liên môn
Thay vì dạy 4 môn học tách biệt, phương pháp STEM cho trẻ mầm non kết hợp những môn học này thành 1 mô hình gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, trẻ vừa học kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn
Năng lực giải quyết vấn đề
Giáo dục STEM đề cao việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Trong mỗi bài học, trẻ được đặt trước 1 tình huống thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức liên môn. Để giải quyết vấn đề đó, trẻ phải tìm tòi và hệ thống những kiến thức có liên quan đến vấn đề
Học tập sáng tạo
Giáo dục STEM đề cao phong cách học tập sáng tạo. Đặt bản thân vào vai trò của 1 nhà phát minh, trẻ sẽ hiểu được bản chất của các kiến thức được trang bị: biết cách mở rộng, sửa chữa, vận dụng sao cho phù hợp với tính huống mà trẻ sẽ gặp phải
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Khái niệm
Phương pháp bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của trẻ. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho trẻ
Quy trình dạy học
Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bộc lộ quan niệm ban đầu của trẻ
Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Kết luận kiến thức mới
Nguyên tắc
Trẻ quan sát 1 vật hoặc 1 hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng
Trong quá trình học tập, trẻ lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình
Các hoạt động giáo viên đề ra cho trẻ được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập
Mục đích hàng đầu là giúp trẻ tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật ... kèm theo 1 sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết