Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kĩ thuật dạy học - Coggle Diagram
Kĩ thuật dạy học
Kẻ bậc thang
Khái niệm
Là kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó HS sẽ xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và phát triển kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, ra quyết định
Các tiến hành
chia nhóm, mỗi nhóm được nhận 1 số thẻ
HS xếp các thẻ theo mức độ quan trọng giảm dần hoặc tăng dần
HS so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
Mỗi nhóm có quyển đặt tổng 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm còn lại trong lớp về sự khác nhau đó
Tác dụng
Giúp học sinh xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập hoặc những thông tin về vấn đề học tập khác
Tạo điều kiện cho HS thảo luận, đưa ra quan điểm của mình
Ưu điểm
Phát triển các kĩ năng tư duy, thảo luận, phân tích và đặt câu hỏi cho HS
Phát triển khả năng làm việc nhóm
Đòi hỏi tất cả HS đều phải làm việc
Tạo điều kiện cho HS thảo luận, làm việc nhóm
Nhược điểm
GV tổ chức không hợp lí dễ gây mất tgian
Có thể gây ồn ào, khi HS thảo luận quá sôi nổi
HS chưa biết cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhóm khác
Nhiều ý kiến trái chiều có thể dẫn đến tranh cãi
Lưu ý
Phải bố trí lớp học hợp lí để HS có thể dễ dàng trao đổi ý kiến với nhau
Phải hướng dẫn HS so sánh và đặt câu hỏi giữa các nhóm
xác định số thẻ phù hợp với hs trong nhóm và số lượng giữa các nhóm là như nhau
Tạo nhóm
Quy trình thực hiện
Bước 1
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thứ
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Bước 3
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
Bước 2
Bước 2. Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
Thỏa thuận quy tắc làm việc
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Lưu ý
Phải đảm bảo tất cả các HS được tham gia thảo luận nhóm
Cần quy định thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm.
Cần quy định thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm.
Khái niệm
Là kỹ thuật dạy học trong đó GV là người tổ chức cho HS chia thành các nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập
Ưu và ngược điểm
Nhược điểm
người tooe chức hướng dẫn pải luôn có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống mà các nhóm đưa ra
nhược điểm lớn nhất của kĩ thuật này là chỉ giải quyết được duy nhất vấn đề tại 1 thời điểm
1 nhược điểm khác là về vấn đề thời gian cho sự chuẩn bị các dụng cụ kĩ càng và pải lên kế hoạch trước thật cẩn thận
Ưu điểm
tạo ra 1 lượng lớ n ý tưởng cho ván đè cần giải quyết
khắc phục được hiệu quả 2 vấn đề gây ra sự tương tác nhóm
trong kĩ thuật này các thành viên còn có thể biểu quyết 1 cách làm khác với các kĩ thuật khác
Mảnh ghép
Khái niệm
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm
Mục đích
Kích thích sự tham gia tích cực của HS:
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
Cách tiến hàn
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Lưu ý
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm
Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
Khăn trải bàn
Mục đích
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của hs
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Cách tiến hành
Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Khái niệm
Là 1 KTDH thể hiện quan điểm/chiến lược học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
Lưu ý
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
Lược đồ tư duy
Cách làm
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ứng dụng
Trình bày tổng quan một chủ đề;
Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
Ghi chép khi nghe bài giảng.
Khái niệm
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Ưu điểm
Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
Ổ bi
Khái niệm
Kĩ thuật "Ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách tiến hành
Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác
Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
Lưu ý
Lựa chọn vấn đề phù hợp, thiết thực, tạo hứng thú
Phân bố thời gian hợp lý
Không gian lớp học đủ điều kiện
Đánh giá
Ưu điểm
Giúp học sinh hình thành được thói quen tương tác trong học tập
Giúp học sinh khai thác được nhiều khía cạnh của vấn đề
Phát triển kỹ năng tư duy đặt câu hỏi, giao tiếp, phản diện, phân tích tổng hợp
Giúp học sinh chấp nhận và đào sâu giặt thiết của mình
Nhược điểm
Chậm tiến độ của lớp đó thiếu kiến thức hoặc kỹ năng
Khó kiểm soát từng cá nhân
Gây lộn xộn
Tia chớp
Khái niệm: Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Cách tiến hành
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề ngh
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
Lưu ý
Giáo viên phải biết lựa chọn những vấn đề nổi bật, trọng tâm
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh nêu lên ý kiến của mình bằng cách gợi ý mở
Đánh giá
Ưu điểm
Giúp học sinh mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình
Tạo không khí lớp học sôi nổi
Rèn luyện sự nhanh nhạy trong việc tư duy, phát triển khả năng ghi nhớ của học sinh.
Nhược điểm
Chưa phát huy tối đa sự nhanh nhạy của học sinh
Một số em còn rụt rè chưa nêu ý kiến cá nhân của mình
Xương cá
Khái niệm
Là một dang biểu đồ kỹ thuật có đồ họa hình dạng giống xương cá hay còn gọi là biểu đồ nguyên nhân kết quả, là phương pháp nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp
Mục tiêu
Phát triển khả năng tư duy cho HS nhờ vào việc hệ thống kiến thức
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS
Giúp HS hình thành khả năng hệ thống hóa kiến thức
Tác dụng
Đưa ra một cấu trúc, định hướng cho việc xác định nguyên nhân. -> Giúp cho việc xác định nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả.
Khi áp dụng biểu đồ này, người dùng sẽ có khả năng tìm ra các nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân cốt lõi gây nên vấn đề.
người đọc sẽ có hình dung đầy đủ nguyên nhân của một vấn đề -> có thể đưa ra hướng giải pháp cụ thể cho từng nguyên nhân một.
rèn kĩ năng tập trung tư duy, quyết định của học sinh
giúp học sinh hiểu được nội dung bài học một cách có hệ thống
Cách tiến hành
Bước 1
: Xác định vấn đề. Vấn đề này chính là hệ quả của nguyên nhân sẽ xác định.
Bước 2:
Liệt kê danh sách tất cả các nguyên nhân chính của vấn đề.
Bước 3
: Tiếp tục động não suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn, trực tiếp gây ra nguyên nhân chính (Nguyên nhân cấp 1). Nếu cần phân tích sâu hơn thì tiếp tục tìm ra những nguyên nhân khác nhỏ hơn, trực tiếp gây ra nguyên nhân cấp 1.
Bước 4
: Xây dựng một biểu đồ xương cá
Phòng tranh
Khái niệm
Là kĩ thuật GV tổ chức cho HS giải quyết câu hỏi hoặc vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm HS xung quanh lớp học như một phòng triển lãm tranh thực sự
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Giúp HS học hỏi lẫn nhau và ghi nhớ sâu kiến thức bài học
Giúp HS năng động, sáng tạo, tránh những giờ học nhàm chán,
hiệu quả thấp.
Tạo kĩ năng quan sát, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, phân tích
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
Nhược điểm
Tốn thời gian
Lớp học dễ lộn xộn, mất trật tự
Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng được
Cách tiến hành
GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung
Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.