Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ - Coggle Diagram
Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Phương pháp đóng vai
Khái niệm
Là cách tổ chức cho trẻ tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng, có thể không cần kịch bản hoặc luyện tập trước. Đóng vai còn là phương pháp giúp trẻ thực hành , bày tỏ thái độ trong tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của trẻ
Tác dụng
Làm thay đổi hình thức học tập, không khí lớp học thoải mái hấp dẫn.
Khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh
Phát huy trí tưởng, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, học tập tính cách của các nhân vật
Thông qua vai diễn, trẻ tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực đồng thời trẻ thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ
Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn tình huống
Bước 2: Chọn người tham gia
Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất
Bước 4: Thể hiện vai diễn
Bước 5: Đánh giá kết quả
Ưu điểm và nhược điểm
Nhược điểm
trẻ vẫn còn nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít khó thực hiện vai của mình
Gv phải động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho đối tượng học sinh này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản.
Ưu điểm:
Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
Lưu ý
Tình huống phù hợp với chủ đề
Một tình huống có thể 1 hoặc nhiều nhóm cùng đóng
Quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai
Tình huống không nên quá dài
Phương pháp trò chơi
Khái niệm
Phương pháp trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.Qua trò chơi trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác
Tác dụng
gây hứng thú cho người học
giúp cho người học dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau
tạo bầu không khí thân thiện
tạo cho người học có tác phong nhanh nhẹn.
phát huy tính sáng tạo; hấp dẫn
giúp HS học tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra được tri thức mới của bài học.
HS phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của HS trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng được phát triển.
Trò chơi sẽ giúp HS biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Thông qua trò chơi sẽ giúp HS có ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức đó, vì thế mà HS nắm bắt bài nhanh hơn.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu Điểm
Trò chơi có nhiều HS tham gia tao cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS
Trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học
Giảm tính chất căng thẳng của giờ học
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống
HS rễ sa đà vào trò chơi ít chú ý đến tính năng học tập của trò chơi
Các bước
B1:GV giới thiệu tên ,mục đích trò chơi
Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi
Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?... từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong khi chơi
B2: Hướng dẫn chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi : số người tham gia , số đội tham gia, trọng tài , quản trò
Các dụng cụ dùng để chơi
Cách chơi : từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
Cách xác nhận kết quả và cách tinh điểm chơi, cách giải của
cuộc chơi ( nếu có)
B3 thực hiện chò trơi ( dự kiến số lượng người tham gia,chuẩn bị dụng cụ, phổ biến cách chơi
Khi các em đã hiểu ró mục đích , luật chơi và cách chơi, các em
sẽ tham gia chơi một cách chủ dộng, tự tin ,hào hứng. Ở bước
này các em là người quyết định cho kết quả của trò chơi , do vậy
các em cần phải làm việc tích cực
giáo viên cần phải quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các
em còn lúng túng
B4: Nhận xét sau cuộc chơi
giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm
công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao
phần thưởng cho đội đoạt giải
chức năng
Chức năng giáo dục
Chức năng giao tiếp
Chức năng văn hóa
Chức năng giải trí
Lưu ý
Khi sử dụng phương pháp trò chơi
Lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và nội dung hoạt động
Cần chú ý tới yếu tố thời gian
Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất
Người chủ trò phải có khả năng lôi cuốn được những người khác
Trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn, mang tính giáo dục
Là trò chơi tập thể
giáo viên cần lưu ý
Nên tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ
Kiên nhẫn và có kĩ năng lắng nghe tốt
Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình
Có kinh nghiệm sống và biết suy xét
Biết sử dụng các phương pháp giáo dục chủ động. Linh động trong việc sủ dụng các kĩ thuật điều động nhóm, không bám sát vào một quy trình định sẵn
Có khả năng tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau
Có kiến thức về tâm lý của trẻ
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
ổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.