Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kỹ năng phòng tránh xâm hại - Coggle Diagram
Kỹ năng phòng tránh xâm hại
Những quy tắc giúp trẻ tránh bị xâm hại
Nói về các bộ phận cơ thể từ sớm
Cho con hiểu giấu giếm bí mật về cơ thể là không tốt
Dạy trẻ về "giới hạn cơ thể"
Dạy trẻ rằng một số bộ phận cơ thể là "bất khả xâm phạm"
Nói với con rằng chúng sẽ không bao giờ gặp rắc rối khi nói với bạn bí mật cơ thể
Không ai được chụp ảnh vùng cơ thể riêng tư của con
Dạy trẻ “mật mã riêng” để chỉ những tình huống không an toàn hoặc muốn bố mẹ đón
Dạy con cách thoát khỏi tình huống đáng sợ hoặc không thoải mái
Xâm hại trẻ em là gì ?
Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ.
Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em là: Thể chất, tình dục, tinh thần, sao nhãng.
=>Đây là một vấn nạn toàn cầu, gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lý đối với nạn nhân, nó xảy ra ở mọi quốc gia và có thể đến với bất kỳ đứa trẻ nào.
Hậu quả của việc xâm hại trẻ em
Về mặt thể chất
Những đứa trẻ bị xâm hại không chỉ mang những vết sẹo trên cơ thể suốt đời, mà còn phải chịu đựng những hậu quả không trực tiếp liên quan đến vết thương trên da thịt. Hậu quả thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình trạng chậm phát triển, ví dụ như trong khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ…
Về mặt hành vi
Rất nhạy cảm với những lời phê bình và mọi sự từ chối của người khác. Trẻ thường thiếu tính tự nhiên, chủ động, không giao tiếp bằng mắt với xung quanh, có vẻ quá thẹn thùng, không tò mò về môi trường xung quanh mình.
rẻ em sau khi bị xâm hại trở nên tiêu cực, hung hăng và vô cùng nghịch ngợm phá phách.
Quan hệ của trẻ với bạn bè cùng trang lứa không tốt vì trẻ có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt bạn và bị bạn bè tẩy chay, do vậy càng thúc đẩy thêm xu hướng hành vi bất thường ở trẻ.
Về mặt tâm lý
Trẻ không tin tưởng vào bản thân, vào người khác và vào môi trường xung quanh.
rẻ thiếu lòng tự trọng về bản thân do mặc nhiên coi việc mình bị xâm hại là do lỗi của mình, do mình không tốt. Điều này thường dẫn đến việc trẻ nhỏ có tính tự kỷ rất cao, nhìn nhận bản thân mình và mọi người đều xấu. Trẻ thường buồn rầu, chán nản, và tự đổ lỗi cho bản thân, rằng mình đáng khinh như những gì cha mẹ đã đối xử với trẻ.
Trẻ cảm thấy bị tách biệt và mất mát đi kèm với những lo lắng căng thẳng do mất lòng tin, không được đáp ứng các nhu cầu được dựa dẫm, không còn yêu quý và tôn trọng bản thân, đã trải qua sự chia ly, mất mát và cảm giác bị cha mẹ bỏ rơi nhiều lần
Những dấu hiệu về việc xâm hại
Rối loạn giấc ngủ: thường có ác mộng, chủ yếu là những giấc mơ dữ như rơi vào khoảng không, bị chôn vùi, bị vật nặng đè, bị rượt đuổi…, trẻ có thể bị thức giấc giữa đêm với tâm trạng hoảng sợ, la hét, khóc thét…
Biểu hiện của sự thoái lùi: trẻ có thể bị rối loạn cơ vòng như tiểu dầm hoặc ỉa đùn.
Triệu chứng trầm cảm: được biểu hiện bằng những triệu chứng như buồn bã, thiếu tự tin, thu mình, tự đánh giá thấp bản thân, khóc không rõ lý do, có ý định tự tử hoặc hành vi tự hủy hoại khác (tự làm đau mình).
Rối loạn ăn uống: thường xảy ra trong phạm vi trẻ bị lạm dụng tình dục bằng đường miệng, như: nôn mửa, chán ăn hoặc ăn uống vô độ, không kiểm soát.
Rối loạn thể chất: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tiểu dầm, ỉa đùn, đau hoặc ngứa bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, nhức đầu, choáng váng, suy nhược…
Chăm sóc, chữa trị
Tâm lý, xã hội: Hãy cho các em biết đây là một tai nạn và các em là một người gặp nạn. Điều này tránh được cho các em có mặc cảm tội lỗi hoặc có ác cảm với vấn đề tình dục. Các em cần sự nâng đỡ, lắng nghe, chia sẻ và một môi trường sống an toàn.
Tạo sự tin tưởng và chở che cho các con, dành thời gian trò chuyện hàng ngày
Y tế: Khám phụ khoa và chăm sóc y tế về những triệu chứng trên cơ thể nếu có.