Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Khái niệm
Là cách thức giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh dựa vào sự trải nghiệm trực tiếp và hoạt động thực hành thí nghiệm để phát hiện ra các tri thức chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. HS sẽ bằng thực hành trải nghiệm để phát hiện ra các tri thức khoa học.
Đặc điểm
Coi trọng vốn kiến thức nền tảng
Phát triển sự sáng tạo của trẻ
Coi trọng các hoạt động hợp tác nhóm
Tăng cường cơ hội để trẻ hoạt động độc lập
Yêu cầu
Phù hợp với mục đích, nội dung
Đảm bảo mọi HS được tham gia
Chính xác, khoa học
Phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ
Đảm bảo an toàn
Cho trẻ đề xuất các phương án làm thí nghiệm
Cho trẻ dự đoán kết quả thí nghiệm
Cho trẻ tự đánh giá, nhận xét sản phẩm
Cách tiến hành
Chuẩn bị
XÁc định mục đích, nội dung
Xác định tình huống xuất phát
Chuẩn bị đồ dùng
Dự kiến thời gian, địa điểm
Dự kiến giải quyết khoa học
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi
Dự kiến tình huống sư phạm
Tiến hành
B1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn dề
GV chuẩn bị tình huống
HS: quan sát thực hiện thí nghiệm
B2: Trẻ bộc lộ hiểu biết của bản thân
GV: kiểm soát, chuẩn xác hóa ý tưởng, khuyến khích HS
HS: đặt câu hỏi, trình bày ý tưởng, đối chiếu với các bạn khác
B3: Trẻ đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
GV: đề xuất câu hỏi, phương án thực nghiệm nghiên cứu
HS: dự đoán, quan sát, kiểm tra dự đoán bằng nghiên cứu tài liệu
B4: Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi- nghiên cứu
GV: thực hiện các điều kiện về thí nghiệm, tài liệu; giúp HS trình bày kq
HS: tìm câu trả lời, kiểm chứng dự đoán bằng 1 số phương pháp; thu nhận các kết quả, ghi lại, trình bày
B5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
GV: động viên HS và yêu cầu bắt đầu lại tiến trình nghiên cứu giúp HS hình thành kết luận
HS: kiểm tra tính hợp lí của giả thiết
Ví dụ (Bài 47: Hoa, TNXH lớp 3)
Tiến hành
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát: Các loài hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài: màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi hương vậy cấu tạo của hoa có những bộ phận gì và đặc điểm mỗi bộ phận ấy ra sao? Mời các em vẽ vào vở thực nghiệm
Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của
mình vào giấy (vở thực nghiệm)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
“Cấu tạo của hoa như thế nào? Và đặc điểm của mỗi bộ phận ra sao? các em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả các bộ phận của nó”.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào hình vẽ giáo viên định hướng cho học sinh đề
xuất câu hỏi:
Nhóm 1:Hình vẽ các nhóm cho rằng: hoa có cuống, đài, cánh.
Nhóm 2:Hình vẽ các nhóm cho rằng: hoa có:cuống, cánh và nhị.
Nhóm 3:Hình vẽ các nhóm cho rằng: hoa có cuống và có nhiều cánh.
Nhóm 4:Hình vẽ các nhóm cho rằng: hoa có cuống, đài và cánh rất to
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá
-Cho HS thực hành theo nhóm
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Hoa có: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy.
Cuống hoa: thẳng, dài mang hoa, phần cuối của cuống hoa phình to ra (đế hoa)
Đài: màu xanh lục, nâng đỡ cánh hoa
Cánh hoa: có màu sắc, mùi thơm và số lượng cánh khácnhau
Nhị, nhụy: nhị có phấn hoa màu vàng; nhụy nằm trong cùng của hoa. Có hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
Tác dụng
tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS.
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.