Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI - Coggle Diagram
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI
Khái niệm
Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ.
Hình Thức
Thể Chất
Là một hành động bất kỳ hoặc hành vi không ngẫu nhiên nào gây thương tích, chấn thương hoặc đau đớn thể xác hoặc tổn thương cơ thể
Tình Dục
Xâm hại tình dục xảy ra khi người lớn tuổi hơn, khỏe mạnh hơn sử dụng quyền lực, sức mạnh họ dụ dỗ, có thể là tiền bạc với vật chất của mình, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục
Tinh Thần
Ra làm chấn động, tinh thần của trẻ. Reo rắc vào đầu trẻ những
suy nghĩ tiêu cực
Xao Nhãng
Xao nhãng trẻ em bao gồm nhưng không giới hạn các hành vi sau: để cho em ở một mình, bỏ rơi, bỏ mặc, không quan tâm,không đáp ứng các nhu cầu cơ bản ( ăn, mặt, học hành, giải trí, nghỉ ngơi,...)
Nguyên nhân
Từ phía gia đình
Do sự thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh không hoàn thiện,lại không được học hành chu đáo,dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng, rủ rê hoặc ép buộc vào các hành vi phạm tội ngoài ý muốn.
Do cha mẹ các em thiếu quan tâm, buông lỏng quản lý, chưa giáo dục thường xuyên về đạo đức, lối sống cho trẻ. Thiếu kiến thức và phương pháp về giáo dục giới tính và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa.
Gia đình có hoàn cảnh khó khăn,sự nghèo đói lạc hậu, không có điều kiện để chăm sóc,quản lý giáo dục các em, thường để các em ở nhà một mình hoặc gửi các em ở các đối tượng không đáng tin cậy.
Trẻ bị xâm hại, gia đình ngại tố cáo tội phạm, cho qua hoặc giấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm vô tình đã tiếp tay cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội.
Xã Hội
Do công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hóa phẩm đồi trụy thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim , sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường
Do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức cá nhân thấp hèn mất nhân tính, những việc làm tiêu cực của người lớn đã ảnh hưởng tới tình trạng phạm tội đối với trẻ em
Tình trạng mù chữ, thất học, không có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật
Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thẻ từ Trung ương đến địa phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc thiếu kiên quyết.
Từ đặc điểm sinh lý, thể chất, trình độ nhận thức của trẻ
Do nhận thức của trẻ em còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về pháp luật, xã hội, giới tính
Do đặc điểm về thể chất, các em còn yếu ớt chưa có sự phát triển đầy đủ , chưa có khả năng chống cự lại các hành vi xâm phạm của tội phạm.
Sự bồng bột, non nớt, thiếu suy nghĩ về trí tuệ, do sự chuyển biến về sinh lý, làm theo phim ảnh, sách, báo đồi trụy
Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức, giáo dục giới tính
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đi sâu xuống từng địa bàn, từng cụm dân cư nên không đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân
Do công tác giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ chưa được chú trọng, công tác giáo dục giới tính chưa thường xuyên, còn chưa
có phương pháp giáo dục giới tính và hướng dẫn cách phòng ngừa tội phạm cho các em
Do công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thường xuyên còn mang tính hình thức chạy theo phòng trào, do pháp luật còn nhiều bất cập, việc điều tra xử lý tội phạm xâm hại trẻ chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh chưa tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với hành vi xâm hại trẻ em
Sự kết hợp quản lý giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ.
Phân loại kỹ năng phòng tránh
Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm
Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể. Không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Cần phải ghi nhớ cả 2 trường hợp này vì nhiều bậc phụ huynh bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên.
Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng
Hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của con. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ. Nếu nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó.
Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể
Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt. Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn.
Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp. Ví dụ như những trẻ còn nhỏ, không cần phải giải thích kỹ mà chỉ dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào,…
Dạy trẻ nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại
Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai. Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Nói với trẻ rằng con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì nói chuyện với bạn, và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều con lên tiếng. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Một điều rất hiệu quả trong việc để con thông báo tình huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường xuất hiện ở nhà của trẻ.
Cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ, ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, không thích tiếp xúc hay tránh xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố mẹ và nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải.
Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm
Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…
Cần phải dạy trẻ những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm. Ở nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất. Ở trường học hiện nay cũng đã tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia và được hướng dẫn cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết
Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,… – Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình yêu thương và không nhận ra sự nguy hiểm. Cha mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy.
Biện pháp
Cần trang bị cho các em giá trị kỹ năng sống để tự bảo vệ và tham gia phòng chống xâm hại trẻ em
Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
Không đi nhờ xe người lạ
Không nhận tiền, quà, sự giúp đỡ của người khác mà không có lý do
Không được để người lạ vào nhà nhất là khi đang ở nhà một mình
Không ở trong phòng kí một mình với người lạ
Nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm phạm của tội phạm
Quản lý chặt chẽ,tăng cường các hoạt động kiểm soát xã hội, kiên quyết xử lý những tụ điểm phức tạp gây mất trật tự trị an.
Gia đình, nhà trường phải có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ một cách chu đáo hơn. Cần đề cao cảnh giác với mọi tội phạm, khi bị xâm phạm phải báo cho cơ quan có thẩm quyền để kjp thời xử lý tội phạm.
Hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt chú trọng trẻ em đường phố, trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống
Khuyến khích trẻ em là nạn nhân và gia đình tố giác tội phạm
Tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em
Gia đình và nhà trường cần trang bị cho các em những kiến thức nhất định phù hợp với khả năng nhận thức và độ tuổi của trẻ.
Giáo dục cho các em về giới tính, có ý thức đề phòng, bảo vệ mình trước những hành vi dụ dỗ, lôi kéo của bọn phạm tội.
Giáo dục rèn luyện nhân cách cho trẻ, kỹ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
Tổ chức học một số môn võ thuật, các câu lạc bộ TDTT khuyến khích học sinh nữ tham gia để nang cao sức khỏe, bảo vệ bản thân
Tổ chức các hoạt động tập thể để trẻ được tham gia ( vẽ tranh, đóng kịch, gửi thông điệp,..)
Vai Trò
Giúp trẻ mạnh dạn bày tỏ được những cảm xúc, chia sẻ để người lớn nhận biết được mối nguy hại đang xảy ra với trẻ
Giúp trẻ vững vàng xử lý các tình huống khi trẻ có những
nguy cơ bị xâm hại
Giúp trẻ nhận biết được những hành vi xấu, ảnh hưởng đến tâm lý, cơ thể trẻ
Giúp trẻ tránh được những tình huống xấu, và biết cách bày tỏ cho người lớn biết.