Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN - Coggle…
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN
khái niệm
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
đóng vai là là dạng trò chơi sáng tạo, đặc trưng của tuổi mẫu giáo. Trẻ thực hiện các vai của người lớn theo một chủ đề nhất định và thực hiện chức năng xã hội mà họ đảm nhận.
ưu điểm
Ưu điểm :
Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc.
Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh .
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
nhược điểm
HS nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình.
Gv phải động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho đối tượng hs thiếu tự tin trên tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản.
cách tổ chức phương pháp đóng vai:
GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm.
Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai :
phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện nhân vật, diễn thử.
Các nhóm lên đóng vai.
Lớp thảo luận, nhận xét : Thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể (phù hợp hay chưa phù hợp, nêu cụ thể chỗ chưa phù hợp) hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.
GV kết luận, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân.
yêu cầu của phương pháp:
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học), phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề
Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
vai trò:
trẻ biết cách ứng xử , giải quyết những vấn đề đó thông qua phương pháp đóng vai vào thực tế cuộc sống.
trẻ biết sử dụng lời nói văn minh , lịch sự trong khi diễn vai vào các tình huống.
trẻ biết dùng lời nói thông qua kĩ năng giao tiếp và pp đóng vai giúp trẻ biết diễn tả cảm xúc , ý nghĩa, nhu cầu của bản thân thông qua đó.