Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các phương pháp trong GDKN sống cho trẻ MN - Coggle Diagram
Các phương pháp trong GDKN sống cho trẻ MN
Phương pháp dự án
Vai trò
Điều quan trọng nhất trong mỗi dự án là tạo hứng thú cho trẻ. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình.
Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
Qua các chủ đề, chủ điểm của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn.
Cung cấp cho trẻ cơ hội được tập luyện để trở thành "nhà nghiên cứu"
Dạy học dự án kích thích tư duy của trẻ phát triển
Dạy học dự án giúp trẻ nghiên cứu sâu theo từng đề tài cụ thể.
Tạo cơ hội cho trẻ diễn đạt ý kiến, chia sẻ trách nhiệm trong công việc, tìm tài liệu, cùng nhau thảo luận
Kĩ năng thực hành được hình thành, củng cố, kiểm chứng
Yêu cầu
Khuyến khích và phát triển sự sáng tạo, tính trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm và đặc biệt phát triển ở trẻ kỹ năng tư duy, giải quyết các vấn đề phức hợp
Trẻ tự lực và tích cực tham gia hoạt động
Giáo viên cung cấp những tình huống khuyến khích trẻ phát triển những kĩ năng xã hội, tư duy đa dạng và giúp trẻ phát triển những kĩ năng phát triển cơ bản
Trong quá trình trẻ trải nghiệm, giáo viên quan sát, hướng dẫn, gợi ý và khuyến khích trẻ
Khái niệm
Phương pháp dự án trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non là cách thức GV tổ chức cho trẻ tham gia học tập bằng việc thực hiện một nhiệm vụ học tập mang tính chất phức hợp, gắn với thực tiến, kết hợp lý thuyết với thực hành. Từ đó, trẻ hình thành được kĩ năng sống mong muốn
Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động
Dạy học Dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành
Các bước tiến hành
Bước 1: xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho trẻ mầm non
Bước 2: lập dự án giáo dục kĩ năng sống
Bước 3: tổ chức cho trẻ thực hiện dự án
Bước 4: tổng kết dự án
Ví dụ
Chuẩn bị
Xác định kĩ năng dạy trẻ: Kĩ năng tự phục vụ: trẻ có thể gấp quần áo,cài khuy áo, tự buộc tóc
Quần áo, lược chải tóc, chun buộc tóc
địa điểm: trong lớp
Tiến hành
ổn định tổ chức
giới thiệu những đồ dùng đã chuẩn bị. cho trẻ chơi theo nhóm mình thính với quần áo, lược, chun buộc tóc.
trẻ tự tìm hiểu cách gấp quần áo, cài khuy áo, buộc tóc với sự hướng dẫn của cô
trẻ thực hiện lại kĩ năng vừa học cho cả lớp xem
Nhận xét đánh giá tiến học
Phương pháp nghiên cứu tình huống
Ưu điểm
Nâng cao tính thực tiễn của môn học
Nâng cao tính chủ động , sáng tạo, hứng thú trong quá trình học
Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, khả năng trình bày, bảo vệ và phản biện trước ý kiến đám đông.
Các tình huống có tính liên kết lý thuyết cao
Người dạy tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, cách nhìn từ phía người học để làm phòng phí bài giảng
Phân loại tình huống
Tình huống mô tả
Tình huống đề cập đến 1 sự việc
Tình huống chứng minh
Tình huống nêu ra vấn đề cần giải quyết
Tình huống trình diễn
Tình huống có tính tổng hợp
Nhược điểm
Người dạy mất nhiều thời gian tìm kiếm tình huống phù hợp với bài học và khả năng của người học
Đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, cách tổ chức lớp học, bố trí thời gian, đặt câu hỏi, dẫn mạch phản biện,....
Chỉ phù hợp với người tham gia chủ động và yêu thích
Khái niệm
Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết.
Tình huống dạy học: mô tả những sự kiện, hoàn cảnh có thực hoặc hư cấu nhằm đạt những mục tiêu, mục đích dạy học.
Dạy học nghiên cứu tình huống: dạy học dựa trên tình huống có thật hoặc giống như thật, đòi hỏi người học phải tìm hiểu, suy nghĩ, đề ra được quyết định thích hợp nhất.
Nghiên cứu tình huống là một trong những phương pháp dạy học chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình học tập, người học không được tự ra các quyết định; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm.
Cách tiến hành
Chuẩn Bị
Xác định KNS cần giáo dục cho trẻ.
Xây dựng tình huống .
Đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu cho trẻ tiến hành tình huống.
Dự kiến: thời gian, thời điểm, địa điểm, tình huống sư phạm và có phương án xử lý phù hợp.
tiến hành
Bước 1: Ổn định tổ chức
bước 2: Nêu tình huống
Bước 3: thảo luận tình huống
BƯớc 4: Nhật xét kết luận
Yêu cầu vđối với tình huống
Tình huống phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy.
Tình huống phải phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ.
tình huống phải phù hợp với đặc điểm môn học, phải mang tính giáo dục, đảm bảo sự thực hiện của tất cả các HS, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tình huống phải sát với thực tế, phải chứa đựng thông tin đầy đủ, đầy đủ dữ liệu, thời gian, địa điểm, nguyên nhân phát sinh sự kiện , vấn để.
Tình huống phải có tính phức tạp, nhất định buộc người học tư duy, vận dụng trí tuệ giải quyết vấn đề
Tình huống phải có sự thách thức , tạo khả năng để người học đưa ra nhiều cách giải quyết, thu hút sự chú ý, kích thích tư duy, tình huống phải nhiều vấn đề và nhiều câu trả lời cho vấn đề, có tính hiện thực.
Ví dụ
Chuẩn bị
Xác định kĩ năng dayj trẻ :Dạy trẻ kĩ năng phòng chống bị bắt cóc
một bạn nhỏ đã bị một kẻ lạ mặt dụ đi mua kem, nhưng bạn nhỏ không đi theo, kẻ bắt cóc cố kéo bạn nhỏ đi, bạn nhỏ hét to kêu cứu và rất may mắn đã được sựu giúp đở của mn xung quanh và chú công an ở gần giải cứu và được trở về với bố mẹ.
Máy tính , máy chiếu video tình huống
Địa điểm trong lớp học
Tiến hành
Ổn định gây hứng thú
Cho trẻ xem video tình huống
Cho trẻ thảo luận video tình huống
Nhận diện cách tiếp cận của người lạ. Cách sử lí khi bị dụ dỗ
Hét to kêu cứu và nhờ sự giúp đỡ cảu mn xung quanh
Nhận xét kết luận