Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kĩ năng phòng tránh xâm hại ky-nang-song-phong-chong-xam-hai - Coggle…
Kĩ năng phòng tránh xâm hại
Khái quát
Xâm hại trẻ em là gì? Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý hoặc làm tổn thương hoặc gây hại cho trẻ.
KĨ năng phòng tránh xâm hại là những kĩ năng mà trẻ em cần được cha mẹ và nhà trường giáo dục về mặt kiến thức và kĩ năng để tự vệ
Đây là một vấn nạn toàn cầu, gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lí đối với nạn nhân, nõ xảy ra ở mọi quốc gia và có thể đến với bất kì đứa trẻ nào
Nguyên nhân
Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu hưởng thụ tăng, ích kỉ, biến chất và băng hoại đạo đức
Giáo dục gia đình giảm sút, thiếu quan tâm con cái
Nhiều phụ huynh thiếu hiểu biết về phòng tránh xâm hại, thiếu kĩ năng dạy trẻ bảo vệ, kĩ năng chăm sóc trẻ và thiếu hiểu biết về pháp luật
-
Nguyên nhân đặc biệt quan trọng đó là các em thiếu kĩ năng và chưa được trang bị cách để phòng chống việc bị xâm hại
Có bốn hình thức xâm hại trẻ em
-
-
-
-
Kĩ năng phòng tránh xâm hại
Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp
- Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa).
- Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út).
- Khoác tay, nắm tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè (ngón trỏ).
- Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
Kỹ năng đầu tiên nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông.
Cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích.
Vùng nhạy cảm là của riêng trẻ, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy trẻ cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
-
Tránh xa người lạ mặt
Không cho kẻ lạ mặt vào nhà
Dạy trẻ cách chạy thật nhanh và nhờ sự giúp đỡ của người khác
Dạy trẻ báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất cứ người nào
Biểu hiện của trẻ bị xâm hại
-
Xao nhãng, mất tập trung hoặc trở lên tách biệt
Trẻ thay đổi tâm trạng đột ngột, giận dữ, sợ hãi, thiếu tự tin, chán ăn
-
Không muốn cởi quần áo cho những sinh hoạt thích hợp như đi tắm, đi vệ sinh hay đi ngủ
Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, lo lắng, sợ sệt một điều gì đó, bị ám ảnh, khiếp sợ
-