Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC TUẦN 6, Phương pháp dạy học…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC TUẦN 6
Phương pháp dạy học dự án
Khái niệm
Là phương pháp trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn thực hành để tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu.
Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án
Ưu điểm
Gắn lý thuyết với thực hành,tư duy và hành động,nhà trường và xã hội
Phát huy tính tự lực,tinh thần trách nhiệm,phát triển kĩ năng sáng tạo,rèn tính bền bỉ,kiên nhẫn,kĩ năng hợp tác ,năng lực đánh giias,thực tiễn
Kích thích động cơ,hứng thú học tập của học sinh
Có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống :giao tiếp,ra quyết định,giải quyết vấn đề,tìm kiếm và xử lý thông tin,đặt mục tiêu,tư duy phê phán và sáng tạo
Đặc điểm
Định hướng học sinh
HS cần có sự hợp tác, làm việc theo nhóm
HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân
HS tham gia tích cực và tự lực vào quá trình dạy học, Gv chủ yếu đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ
PP này đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng hợp tác của HS
Định hướng hoạt động thực tiễn
Chủ đề dự án gắn với các vấn đề, tình huống thực tiễn
Nhiệm vụ dự án phù hợp với trình độ và khả năng của Hs
PP dự án kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, vận dụng lí thuyết
vào thực tiễn
Định hướng sản phẩm
Các sản phẩm được tạo ra không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành
Quy trình thực hiện
Bước 1: Lập kế hoạch: GV hoặc GV và HS cùng đưa ra tên chủ đề của dự án, xây dựng các tiểu chủ đề, GV khơi gợi hứng thú cho HS, HS lập thành các nhóm và thực hiện lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.
Bước 2: Thực hiện dự án: HS thu thập thông tin, xử lý dữ thông tin và thảo luận với các thành viên khác, trao đổi và xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Tổng hợp kết quả: HS xây dựng và trình bày sản phẩm, GV và HS cùng rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
Tác dụng
Là phương pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh
Hiểu được nguyên lý dạy học dự án, giáo viên sẽ có thêm cơ hội phát huy tính tích cực của HS, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn.
Bài 47: Hoa
Bước 3: Tổng hợp kết quả - Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trình bày sản phẩm
:
-Tổ : chức cho các nhóm báo cáo kết quả và
phản hồi
+GV chuẩn bị cơ sở vật chất để các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm trước cả lớp và GV. Các nhóm cử đại diện trình bày, HS tham gia trình bày và thuyết trình về sản phẩm của nhóm theo mẫu Phiếu thuyết trình nhóm
Sản phẩm cuối cùng có nhiều dạng khác nhau: có thể trình bày bằng Powerpoint; kết hợp bài thuyết trình với tranh ảnh đã sưu tầm được;...
Cả lớp và GV đóng góp ý kiến và đưa ra các câu hỏi nhằm mục đích trao đổi về nội dung báo cáo
HS trả lời các câu hỏi mà cả lớp và GV đưa ra
Trong quá trình HS báo cáo, các nhóm cử đại diện 1 ban giám khảo. Các em sẽ tự chấm điểm lẫn nhau giữa các nhóm dựa trên khung đánh giá cho sẵn. Việc làm này sẽ giúp HS hứng thú, tự giác và cũng tự kiểm tra lại kết quả của mình.
GV đánh giá, nhận xét về kết quả thực hiện dự án của các nhóm; kết luận, tuyên dương các nhóm, cá nhân làm việc tích cực, hiệu quả.
Xây dựng sản phẩm
GV yêu cầu các nhóm trưởng lần lượt báo cáo những việc làm mà nhóm mình đã thực hiện được. Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi cách trình bày sản phẩm dưới sự theo dõi, giúp đỡ của GVHD. Sau đó xây dựng sản phẩm của nhóm.
Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án:
Trên cơ sở đóng góp ý kiến của GV và tập thể lớp, HS rút ra bài học kinh nghiệm về các vấn đề liên quan: lập kế hoạch, phân chia công việc, cách thức làm việc sao cho hiệu quả, đúng tiến độ.
HS đúc kết lại các bài học qua quá trình làm dự án với mục tiêu ghi nhớ lâu dài nội dung học tập về chủ đề " Thế giới kì diệu của các loài hoa".
Hoạt động nối tiếp: dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, thông qua bài thuyết trình của các nhóm, các nhóm tuyên truyền với mọi người về đặc điểm của các loài hoa, có ý thức bảo vệ và chăm sóc các loài hoa
Bước 2: Thực hiện dự án - Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Xử lý thông tin: HS phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận khi tìm hiểu về hoa hồng: Hoa hồng có rất nhiều màu, có mùi hương thoang thoảng, được dùng để điều chế nước hoa,làm mĩ phẩm. Để hoa được tươi lâu cần phải cắt gốc hoa mỗi ngày 1 lần, buổi tối đem hoa ra phơi sương, tránh để hoa ở những nơi đón gió: cửa sổ, ban công,... Cũng như nhiều loài hoa, hoa hồng là cơ quan sinh sản của cây và hoa cũng gồm 4 bộ phận: cuống, đài, cánh và nhị.
Thu thập thông tin: Từng thành viên trong 4 nhóm tiến hành thu thập thông tin tài liệu, tìm kiếm thông tin qua báo chí, mạng Internet, thư viện, HS có thể sử dụng phiếu Nhật ký học theo dự án, ghi lại các dữ liệu,( chủ đề bài học; tên HS/ thành viên nhóm: ngày tháng thực hiện; các câu hỏi liên quan và nguồn).
Thảo luận với các thành viên khác: chia sẻ dữ liệu, xác nhận ý kiến, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ...
Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn:
Họp thường kì với GV để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án; kiểm tra tiến độ thực hiện dự án( nếu thấy cần thiết, GV phải điều chỉnh, giúp các thành viên thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian phần nhiệm vụ đã được giao).
Bước 1: Lập kế hoạch ( thực hiện trong 1 tiết chính khóa)
Xây dựng các tiểu chủ đề
-Với chủ đề trên, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và tổ chức cho HS lên ý tưởng bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy
-Dự kiến các câu trả lời của nhóm HS.
Lựa chọn chủ đề
-GV giới thiệu chủ đề về Tự nhiên, giới thiệu cho HS biết về một số bộ phận của cây, trong đó có hoa.
-Chủ đề của bài là:" Thế giới kì diệu của hoa"
Khơi gợi hứng thú của học sinh:
GV giúp các em hiểu ý nghĩa của dự án " thế giới kì diệu của hoa " mà các em đang thực hiện; giúp HS biết rằng các em có thể hoàn thành dự án dựa vào vốn sống và kinh nghiệm của các em. Khơi gợi hứng thú của HS Thế giới kì diệu của hoa
Các em học được nhiều kiến thức về loài hoa: đặc điểm, chức năng, ích lợi, cách sử dụng, bảo quản hoa...thông qua đó các em sẽ trang bị thêm cho mình được nhiều kĩ năng mới: lập kế hoạch, giao tiếp, phỏng vấn,phân tích, tổng hợp, báo cáo...:
Lập kế hoạch nhiệm vụ cho học sinh:
GV chia lớp thành 4 nhóm bằng cách phát cho mỗi HS 1 mảnh bìa đã được cắt từ trước, sau đó yêu cầu các em ghép 4 mảnh bìa này thành 4 miếng ghép hoàn chỉnh, trên đó có ghi tên 4 loài hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa cúc, hoa sen. Những HS có mảnh ghép chung thành tên 1 loài hoa sẽ ngồi thành 1 nhóm. Các nhóm sẽ làm việc theo Phiếu học tập. GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch để làm Phiếu học tập.
Nhược điểm
Đòi hỏi về cơ sở vật chất, tư liệu tham khảo… nên ở những nơi còn thiếu và yếu về các phương tiện dạy học thì khó triển khai
Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống
Yêu cầu phải thay đổi thói quen dạy học cũ của GV và HS
cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên không thể tiến hành một cách thường xuyên trong chương trình môn học.
Lưu ý
Đè tài dự án phải phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, phù hợp với đặc điểm và trình độ của HS
Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi
Đề tài dự án phải phù hợp với nội dung bài học môn khoa học tự nhiên
Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của HS trong dự án, tuy nhiên phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của các em.
Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể:
Vạch ra các hoạt động cụ thể?
Ai là người chịu trách nhiệm chính?
Các mốc thời gian thực hiện?
Người phối hợp thực hiện?
Những thuận lợi đã có, khó khăn gặp phải và biện pháp khắc phục?
Sản phẩm/kết quả hoạt động?
Giáo viên cần huy động sự tham gia của phụ huynh HS, chính quyền địa phương và cộng đồng đối với các dự án của HS
Giao nhiệm vụ cho học sinh từ dễ đến khó.
Giao nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của HS, phù hợp với nhu cầu , với mong muốn của HS
Chú ý động viên, khích lệ HS, kịp thời hỗ trợ các em khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phân công nhiệm vụ theo các nhóm có cả HS khá và yếu để các em có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau