Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 6_N1_KHTN - Coggle Diagram
NHIỆM VỤ TUẦN 6_N1_KHTN
PP BÀN TAY NẶN BỘT
Ví dụ
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?
GV nêu câu hỏi: Theo em
không khí gồm những thành phần nào?
Ví dụ: Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh:
GV hỏi: Theo em âm thanh được lan truyền như
thế nào?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?
HS trình bày quan điểm: (có thể có các ý kiến khác nhau) VD: Không khí gồm có
ô-xi, ni-tơ; không khí gồm có bụi; không khí gồm có vi khuẩn;…
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Ví dụ khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh.
HS đặt câu hỏi
Âm thanh có truyền qua được không khí không?
Âm thanh có truyền qau chất lỏng không?
Âm thanh có truyền qua được chất rắn không?
Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?
Với nội dung tìm hiểu không khí có khí các-bô-níc, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm với nước vôi trong kết hợp với nghiên cứu tài liệu
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho
kết luận sau khi thực nghiệm.
Thuận lợi
Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào trong lớp học, học sinh hứng thú với những goạt động tìm kiếm kiến thức mới
Phương pháp này được Bộ GD-ĐT quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng
Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của Việt Nam. Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng BTNB vào trường tiểu học dễ dàng hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp
Sử dụng Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm chính học sinh sẽ tự đánh giá mình đúng hay sai
Sử dụng vở thí nghiệm( vở nghiên cứu) như một phương tiện rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học
Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột chú trọng đến quan điểm ban đầu của HS về kiến thức mới sẽ học.
Dạy học phải tự nhiên như quá trình tìm ra chân lý.
Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước, học thêm trước hoặc biết trước kiến thức thì chưa chắc học sinh hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm chứng minh cho phát biểu đúng. Học sinh sẽ lúng túng khi bị hỏi lại: vì sao em biết điều đó?,...Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn.
PPBTNB có các chủ đề gắn liền với đời sống thực tiễn của học sinh.
Khó khăn
Điều kiện, cơ sở vật chất
Số học sinh trong một lớp quá đông
Bàn ghế không thuận lợi cho viecj tổ chức hoạt động theo nhóm
Trường chưa có phòng bộ môn và phòng thí nghiệm
Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ
Áp dụng phương pháp BTNB trong giảng dạy môn khoa học tự nhiên còn mất nhiều thời gian
Về đội ngũ giáo viên
Trình độ giáo viên hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm
Cách tiến hành
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh.
Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới.
Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, …
Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
3.1 Đề xuất câu hỏi
GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học để giúp học sinh so sánh
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
3.2 Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.
Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.
GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học để giúp học sinh so sánh
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
Quan sát tranh và mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
Mục tiêu
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học , phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh
Khái niệm
Là phương pháp hình thành kiến thức khoa học cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và bằng chính các hành động của học sinh, để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra
Là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
CÁC BÀI KHTN CÓ THỂ DẠY BẰNG PP THÍ NGHIỆM VÀ MÔ PHỎNG THÍ NGHIỆM
Lớp 4
Bài 21: Ba thể của nước: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm ở ba thể của nước: rắn, lỏng, khí
Bài 27: Một số cách làm sạch nước
các bước làm thí nghiệm
bước 2: cách tiến hành
cắt phần đáy chai a và đục lỗ ở nắp chai
cắt phần đầu chai b
lật ngược chai a đặt vào phần còn lại của chai b
lần lượt để vào chai a: giấy lọc, cát, than bột, cát. sau đó đổ nước đục vào chai a
bước 3: quan sát
Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát,... Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.
bước 1: chuẩn bị
nước đục, hai chai nhựa trong bằng nhau, giấy lọc, cát, than bột
bước 4: thảo luận: nước sau khi lọc đã ướng được ngay chưa? tại sao?
Nước sau khi lọc chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?:
dùng một túi linong to, mở rộng miệng túi và làm thử như các bạn trong hình. Nhật xét
Bài 45: Ánh sáng
Làm thí nghiệm xác định đường truyền của ánh sáng
Chuẩn bị dụng cụ: đèn pin, tấm bìa có khoét một khe hẹp
Cách tiến hành:Chiếu ánh sáng của đèn pin qua khe hẹp của tấm bìa. Hãy dự đoán đường truyền của ánh sáng sau khi qua khe
Khi chiếu ánh sáng của đèn pin qua khe hẹp của tấm bìa thì đường truyền của ánh sáng sau khi qua khe là một đường truyền thẳng.
Lớp 5
Bài 23: Sắt, gang, thép: GV hướng dẫn cho các em thí nhiệm về đặc điểm của từng loại . VD sắt có tính dẻo, dễ uốn,...
gang cứng, giòn,,...
thép cứng, bền, dẻo
Hướng dẫn hs thí nghiệm cách bảo quản sát gang thép
Bài 24: Đồng và hợp kim của đồng: Gv giúp các em hs nhận biết đc các đặc điểm của đồng.
Bài 25: Nhôm: Gv giúp hs thực hành thí nghiệm bảo quản nhôm
Bài 26: Đá vôi: Cọ sát hòn đá vôi vào một hòn đá cuội và quan sát chỗ cọ sát trên 2 hòn đá.Nhận xét về tính cứng của đá vôi so với đấ cuội
Nhỏ một giọt giám thật chua hoặc axit loãng lên đá vôi và đá cuội rồi quan sát hiện tượng.
Bài 27:Gốm xây dựng: Gạch ngói. Thí nghiệm: Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nước rồi nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra?
Bài 28: Xi măng: GV giúp hs nhận biết các thính chất của xi măng qua thí nghiệm trộn xi măng với nước,..
Bài 30: Cao su: thí nghiệm: Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc tường và nhận xét hiện tượng
kéo căng sợi dây cao su rồi buông ra
Bài 35: Sự chuyển thể của chất: Thí nghiệm nhận biết những đặc điểm của thể rắn lỏng khí.
BÀi 36: Hỗn hợp: Thí nghiệm trộn các loại gia vị bao gồm muối mì chính hạt tiêu,..hs quan sát rồi nếm thử. đưa ra nhận xét về hỗn hợp trên.
Tách các chất ra khỏi hỗn hợp dùng sàng, lọc, làm lắng,...
1 more item...