Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC
Phương pháp " Bàn tay nặn bột "
Khái niệm
Là phương pháp dạy học trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu.Phương pháp được thực hiện dưới sự giúp đỡ của GV,chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua thí nghiệm,quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra từ đó hình thành kiến thức cho mình
Tác dụng
Tạo tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh
Giúp các em nhớ lâu,hiểu rõ được câu trả lời mình tìm được
Giúp học sinh hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành
Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định mục đích dạy học bàn tay nặn bột
Lựa chọn nội dung dạy học bàn tay nặn bột
Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ để nghiên cứu
Dự kiến thời gian địa điểm tổ chức và các tình huống có thể xảy ra
Bước 2: Tiến hành
Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu
HS đưa ra kết quả và GV củng cố
Các nguyên tắc cần lưu ý
HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại,gần gũi với đời sống,dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó
Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận,bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những ý kiến cá nhân
Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập.Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh phần tự chủ khá lớn
Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài
Bắt buộc mỗi HS phải có một quyển ghi chép để các em ghi chép quá trình và kết quả thực hành theo cách thức và ngôn ngữ của các em
Mục tiêu chính là chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành,kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói cho hs
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS, kĩ năng xử lý tình huống, phán đoán, lập luận, bảo vệ ý kiến của mình
Không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải
Kiến thức được HS tiếp nhận một cách tự nhiên, thoải mái không gò ép
HS mạnh dạn trước đám đông
Tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực nghiệm sẽ nhớ lâu
Nhược điểm
Trang thiết bị, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn (bàn ghế bố trí chưa thuận lợi, phòng học làm thí nghiệm còn hạn chế, dụng cụ chưa đầy đủ...)
Làm thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần
Thời gian dành cho tiết học sử dụng PP BTNB thường vượt quá so với tiết học thông thường
Không gian phòng học chật hẹp và lượng HS thì đông, khó khăn trong việc quản lý và làm thí nghiệm
Do HS phải tìm tòi, khám phá, đưa ý kiến, quan sát, thực hành, thảo luận nên tốn rất nhiều thời gian
Mối quan hệ giữa PP BTNB với PP khác
Giống
:đều nhằm tổ chức cho HS hoạt động tích hợp, tự lực giải quyết vấn đề
Khác
: tình huống xuất phát, câu hỏi, nêu vấn đề là những sự vật của thế giới thiên nhiên, hiện thực xung quanh các em... tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thiết
Ví dụ
: Bài 63: Động vât ăn gì để sống? (KH4)
B1: Kể tên những loài vật mà em biest, những loài vật đó ăn gì để sông?
B2: GV phát cho mỗi nhóm tờ giấy để thể hiện bài làm
B3: Cho HS quan sát và nhận xét về sự giống và khác nhau về thức ăn của các loài ĐV
B4: GV phát tranh đã chuẩn bị về các con vật. Sau khi các nhóm hoàn thành, mời đại diện nhóm lên trình bày
B5: GV nhận xét đưa kết luận và cho các em so sánh với câu trả lời ban đầu và nhận xét của cô
Thiết kế hoạt động trò chơi trong Bài 48:Quả - Trò chơi "Đóng vai - kể về sự vật"
Cách chơi
Giáo viên yêu cầu :Quan sát tranh (ảnh,sự vật)
Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó
Luật chơi
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh , ảnh hoặc vật thật sau đó các em hãy đóng vai mượn lời quả đó để mô tả, giới thiệu về màu sắc,hình dạng, mùi vị của quả mà em quan sát được
Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là: Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu? Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 5. Tôi muốn gọi điện cho ba tôi. Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong huyện...
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi và điều khiển cuộc chơi
Học si h của nhóm A nói, giơai thiệu , mô tả về sự vật mình quan sát và chỉ định 1 bạn hs ở nhóm B nói tiếp, học sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh ở nhoam C nói,... trò chơi cứ thế tiêap tục cho đêan hết lượt. Nếu học sinh ở nhóm nào đó không nói được sẽ nói " em cần sự trợ giúp của cô giáo " . Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp
+Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự trợ giúp của cô giáo thì nhóm đó bị trừ 1 điểm
Kết thúc cuộc chơi giáo viên sửa sai cho các nhóm, chốt lại kiến thức
Mục tiêu
Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả , giới thiệu về sự vật mình đã và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật