Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NẶN BỘT - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NẶN BỘT
Khái niệm
Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.. Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...
Mục tiêu
Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Nguyên tắc
Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.
Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.
Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.
Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường.
Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình.
Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật... kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
Các bước tiến hành
Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Đề xuất câu hỏi.
Đề xuất phương pháp nghiên cứu
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNBvafo trong lớp học. Hs hứng thú với những hoạt động tìm kiếm kiến thức mới
Phương pháp bàn tay nặn bột được bộ GD-ĐT quyết định đầu tư nghiên cứu tài liệu tổ chức tập huấn và từng bước triển khia áp dụng
Phương pháp BTNB có tiến trình dạy học rõ ràng dễ hiểu có thể áp dụng được ở điều kiện của VN
Khó khăn
Về CSVC
số hs ở một lớp quá đông
bàn ghế bố trí không thuận lợi cho việc học theo nhóm
trường chưa có phòng bộ môn và thí nghiệm , thiết bị dạy học chưa đầy đủ
áp dụng phương pháp này còn tốn nhiều gín