Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Khái niệm
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc "Diễn" không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó.
Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi người học đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kĩ năng giao tiếp ứng xử của trẻ. Đóng vai còn là phương pháp giúp trẻ thực hành, bày tỏ thái độ trong tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩa sáng tạo của trẻ.
Phương pháp tiến hành
Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm
Bước 2: Xác định mục tiêu
Bước 3: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
Bước 4: Các nhóm đóng vai (thực hiện vai diễn)
Bước 5: Lớp thảo luận, nhận xét
Bước 6: Giáo viên kết luận
Vai trò
Ưu điểm
Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của trẻ
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của trẻ theo hướng tích cực
Tạo được sự hứng thú và chú ý của trẻ
Có thể thấy ngay được tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn
Rèn luyện được cho trẻ thực hành được những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn
Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt
Giúp trẻ nhập vai, diễn tả thái độ ý kiến của người mà mình nhập vai, rèn luyện thái độ giao tiếp cũng như khả năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, chủ động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử lí mới
Giúp người xem, người học dễ dàng nắm bắt được cách ứng xử tình huống qua vai diễn của người khác
Giúp trẻ có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương pháp ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn nhận vấn đề của người khác
LUyện tập được cách dẫn truyện và các chiến lược, chiến thuật xử lí những vấn đề phát sinh trong thực tiễn
Giúp trẻ được tập duyệt qua những tình huống, phát huy tính chủ động sáng tạo, tập phân tích đánh giá lợi ích của từng giải pháp, so sánh, lựa chọn,... để có được những kĩ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
Nhược điểm
Tâm lí e ngại, ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Mặt khác nhiều tình huống và vai diễn đôi khi vượt ra ngoài tầm hiểu biết của trẻ
Việc sử dụng phương pháp đòi hỏi mất thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp theo chương trình chính khóa. Cho nên, phương pháp đóng vai ít được sử dụng trong các hoạt động nội khóa mà hay được sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa.
Nội dung của kịch bản đôi khi còn không gắn với nội dung học tập một cách có hệ thống, vì vậy việc truyền thụ tri thức mới cho người học sẽ gặp nhiều khó khăn
Một số yêu cầu khi tiến hành phương pháp đóng vai
Lựa chọn tình huống đóng vai (phù hợp với chủ đề hoạt động, phải là tình huống mở, phù hợp với trẻ,..)
Hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai, phỏng vấn người đóng vai
Ấn định thời gian (chuẩn bị, đóng vai, trao đổi sau khi đóng vai)