Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp đóng vai trong giáo dục kĩ năng sống, Phương pháp trò chơi…
Phương pháp đóng vai trong giáo dục kĩ năng sống
Khái niệm
phương pháp Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được.
Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó
Ưu điểm của phương pháp
Rèn luyện được cho học sinh thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
Tạo được hứng thú và chú ý cho học sinh
Tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của học sinh .
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt.
Giúp HS nhập vai, diễn tả thái độ ý kiến của người mà mình nhập vai, rèn thái độ giao tiếp, khả năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, chủ động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử lí mới.
Giúp người xem, người học dễ dàng nắm bắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác
Giúp HS có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương pháp ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác
Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược, chiến thuật xử lí những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Giúp học sinh được tập duyệt qua những tình huống, phát huy tính chủ động sáng tạo, tập phân tích đánh giá lợi ích của từng giải pháp, so sánh, lựa chọn... để có được những kĩ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay
Nhược điểm của phương pháp
Nội dung của kịch bản thường không gắn với nội dung học tập một cách có hệ thống, vì vậy việc truyền thụ tri thức mới cho người học sẽ gặp nhiều khó khăn
Việc sử dụng phương pháp đòi hỏi mất thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp theo chương trình chính khóa. Cho nên, phương pháp đóng vai ít được sử dụng trong các hoạt động nội khóa mà hay được sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa
Tâm lí e ngại, ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Mặt khác nhiều tình huống và vai diễn đôi khi vượt ra ngoài tâm hiểu biết của học sinh.
Phương pháp tiến hành
Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
Bước 2: Xác định mục tiêu.
Bước 3: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Bước 4: Các nhóm đóng vai (thực hiện vai diễn).
Bước 5: Lớp thảo luận, nhận xét
Bước 6: GV kết luận
Phương pháp trò chơi trong giáo dục kĩ năng sống
4..Vai trò
-trò chơi giúp cho trẻ em thu thập những kinh nghiệm đáng giá, những hiểu biết về thế giới chung quanh nói chung, về các hoạt động của người lớn nói riêng.
-đứa trẻ làm quen với hoạt động tương lai của người lớn.
-Trò chơi giúp trẻ bộc lộ năng khiếu, sở trường của mình và là một phương tiện lý tưởng để tạo lòng tự tin cho trẻ em
-Nếu chúng ta tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn, được thoải mái tưởng tượng để cải tiến hay sáng chế trong trò chơi thì trẻ sẽ thấy rằng chúng đang được người lớn thừa nhận và tin tưởng vào khả năng của chúng. Trẻ sẽ nhận ra giá trị của bản thân và tự tin khi nhận lãnh các trách nhiệm trong cuộc sống sau này
-Trò chơi là một phương tiện giúp trẻ bộc lộ, thể hiện tâm trạng, cảm xúc thật sự của mình. Nhìn trẻ chơi người lớn có thể cảm nhận được suy nghĩ bên trong hoặc phát hiện được những đặc điểm riêng của trẻ.
-thông qua trò chơi kỹ năng sống cho trẻ có thể tự rèn luyện những đức tính và kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn so với những phương thức giáo dục khác.
-Thông qua các trò chơi kỹ năng sống cho trẻ các bé sẽ được khám phá những cảm xúc của con người và tự xây dựng cho mình vốn từ vựng về cảm xúc.
5..Trò chơi rèn luyên nhân cách
-giúp rèn luyện nhân cách cho trẻ em qua việc hình thành và phát triển nhiều phẩm chất và kỹ năng sống cho trẻ.
phát triển giao tiếp, lãnh đạo, tổ chức, hoạch định, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, hợp tác, cư xử với nhau một cách thiện chí, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột… và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua.
-Việc chơi đùa ngoài trời, chơi ở sân chơi thiết kế thích hợp, chơi thể thao ngoài việc phát triển thể chất còn giúp hình thành những phẩm chất tốt đẹp khác như tính phóng khoáng, cởi mở, lòng nhân ái, yêu thiên nhiên, thích tìm tòi, khám phá.
6..Trò chơi luyện kỹ năng xã hội
Các trẻ sẽ ngồi thành vòng tròn và chia sẻ những thông tin về sở thích cá nhân hay giới thiệu các thành viên trong gia đình… Trong chương trình kỹ năng sống cho trẻ, mỗi em sẽ dùng đến một quả bóng len. Mỗi bé sau khi chia sẻ xong sẽ ném quả bóng len này về phía người khác nhưng vẫn giữ chặt đầu len ở chỗ mình. Dần dần, quả bóng này sẽ tạo thành một mạng lưới kết nối người này tới người khác.
7..Trò Chơi Rèn luyện kĩ năng sử lí tình huống
-Các bé sẽ ngồi thành vòng tròn và phải dùng mọi cách khiến người bên cạnh bật cười thì mới được chuyển sang người tiếp theo, như thể chiếc đèn giao thông bật màu xanh thì mới được đi qua.
Qua trò chơi này, trẻ sẽ được học tính kiên nhẫn và thay phiên nhau xử lý tình huống. Trẻ sẽ trải qua những cảm xúc khác nhau như vui vẻ, buồn bã, tức giận…
1..Khái niệm
Là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác
2..Ưu điểm
Trò chơi có nhiều học sinh tham gia
Trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học
Giảm căng thẳng
3..Nhược điểm
Khó củng cố kĩ năng kiến thức một cách hệ thống
Trẻ dễ sa đà vào trò chơi
8..Quy trình thực hiện
Bước 1:Gv giới thiệu tên, mục đích trò chơi
Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn trẻ tham gia
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò
Các dụng cụ dùng để chơi
Nêu cách chơi, luật chơi
Bước 3: thực hiện trò chơi (dự kiến số lượng người tham gia, chuẩn bị dụng cụ, phổ biến cách chơi)
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, luật chơi, cách chơi, các em sẽ tham gia một cách chủ động, tự tin hào hứng
Giái viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ trẻ khi trẻ lúng túng
Bước 4: nhận xét sau cuộc chơi
Giáo viên nhận xét thái độ tham gia tèo chơi, những việc chưa làm tốt
Công bố kết quả chơi, trao phần thưởng