Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON - Coggle…
PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
Huy động vốn tri thức của mọi người vào việc giải quyết vấn đề
Tạo sự thân thiết, gần gũi giữa cô và trẻ
Cô đánh giá, tổng kết, tạo được bài học giáo dục cho trẻ
Phát huy tính tích cực của trẻ
Nhược điểm
Dễ làm mất thời gian , ảnh hưởng tới
việc thực hiện kế hoạch bài học
Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa giáo viên và trẻ hoặc giữa trẻ và trẻ
Quy trình dạy học
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi theo trọng tâm chủ đề học, hình dung những tình huống có thể xảy ra
Tiến hành đàm thoại: giáo viên tiến hành đặt câu hỏi lớn, làm theo những gợi ý liên quan đến câu hỏi. Trẻ có thể giúp nhau trả lời từng bộ phận của câu hỏi lớn
Kết luận: Giáo viên đưa ra câu trả lời chính xác và rút ra kết luận khoa học
Khái niệm
Phương pháp giáo dục đàm thoại là phương pháp mà giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để trẻ trả lời nhằm gợi mở cho trẻ hiểu những vấn đề mới, giúp trẻ mở rộng củng cố thêm kiến thức, để trẻ tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức
Yêu cầu khi sử dụng
Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp và không bị động khi dạy
Phải làm cho học sinh ý thức được toàn bộ hoặc phần lớn nội dung cuộc đàm thoại
Hệ thống câu hỏi đưa ra phải lựa chọn và sắp xếp hợp lí
Các câu hỏi đưa ra phải đi từ đơn giản đến phức tạp
Sau khi giải quyết xong một vấn đề thì phải tổng kết lại kết quả
Hệ thống câu hỏi mà GV đưa ra phải giữ vai trò chủ đạo, có tính chất quết định sự lĩnh hội kiến thức cả cả lớp, hướng tư duy của HS theo một logic hợp lí, kích thích cả tính tích cực trí tò mò,tìm tòi khám phá khoa học
Bản chất
Hình thành cho trẻ khả năng tư duy 1 cách tối đa và có niền tin vào bản thân mình.
giáo viên tổ chức hướng dẫn,hướng dẫn khuyến khích trẻ tìm hiểu bài để trẻ tiếp thu kiến thức bằng cách độc lập suy nghĩ.
Được hiểu là hỏi và trả lời giữa giáo viên với trẻ, trẻ với giáo viên, trẻ với trẻ nhằm mục đích lấy người học làm trung tâm.
Tác dụng
Khi sử dụng phương pháp đàm thoại, không khí lớp học sôi động hơn, học sinh
tích cực, hứng thú học tập hơn, do đó phát triển tư duy độc lập , tính tích cực
nhận thức và năng lực diễn đạt bằng lời của trẻ.
Thông qua việc hỏi đáp,giáo viên tạo cho trẻ nhu cầu nhận thức và các
em được tham gia giải quyết vấn đề do bài học đặt ra.
Thông qua việc hỏi đáp, giáo viên có thể dễ dàng nắm năng lực học tập, trình độ nhận
thức của trẻ, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy để nâng cao hiệu quả dạy học
Phân loại
Căn cứ vào nhận thức của người học
Đàm thoại tìm tòi phát triển
Đàm thoại tái hiện
Đàm thoại giải thích minh họa
Căn cứ vào mục đích sư phạm
Đàm thoại củng cố
Đàm thoại kiểm tra
Đàm thoại tổng hợp
Đàm thoại gợi mở