Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 6 - NHÓM 7 - Coggle Diagram
NHIỆM VỤ TUẦN 6 - NHÓM 7
Hoạt động sử dụng PP đóng vai
Bài 14 Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (TNXH 2)
Bước 1: Chuẩn bị đóng vai
Tình huống gợi ý: Em của bạn tình cờ uống phải 1thứ độ hại trong nhà.Bạn đang chơi ngoài sân thì nhìn thấy em khóc,kêu đau bụng và rất sợ hãi hướng về phía mình. Đóng vai để thể hiện những gì bạn sẽ làm gì?
Thời gian dự kiến 10p
Mục tiêu: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác ngộ độc
Bước 2: Tiến hành đóng vai
Các nhóm lên đóng vai, các HS khác theo dõi
GV phỏng vấn HS đóng vai
Tại sao em lại xử lí tình huống như thế?
Từ tình huống trên em có thể đưa ra lời khuyên cho các bạn khi bản thân hay người trong gia đình bị ngộ độc thì chúng ta nên làm gì?
Làm việc theo nhóm: Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai, tập đóng trong nhóm.
Lớp thảo luận, nhận xét
Theo em, nhóm bạn giải quyết tình huống như thế đã phù hợp chưa? Nếu chưa thì chưa phù hợp ở chỗ nào?
Có nhóm nào có cách giải quyết khác không?
Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ
Nhóm 1 và 2 sẽ tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc
Nhóm 3 và 4 sẽ tập cách ứng xử khi một người thân trong gia đình bị ngộ độc.
Kết luận của giáo viên
Khi bị ngộ độc cần phải báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì ?
Phương pháp dạy học dự án
Khái niệm:
PP dạy học dự án là pp tổ chức cho giáo viên và học sinh cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lí thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tinh thần tổng hợp và tạo điều kiện cho học sinh cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định
Mục tiêu
Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm
Phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực
Các bước tiến hành
B1: Lập kế hoạch
Lụa chọn chủ đề
Xây dựng tiểu chủ đề
Khơi gợi hứng thú
Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
B2: Thực hiện dự án
Thu thập thông tin
Xứ lý thông tin
Thảo luận với các thành viên khác
Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn
B3: Tống kết
Xây dựng sản phẩm
Trình bày sản phẩm
Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
Một số điểm lưu ý
Phát triển kĩ năng giao tiếp, tư duy tích cực
Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân, học sinh phải tham gia các tình huống
Dự án học tập cần gõ phần gắn việc học tập trong học tập trong nhà trường với thực tiễn với đời sống, xã hội, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn thực hành
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh
Nội dung dự án có sự kết hợp tri thư của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp, nội dung phải bám sát chương trình học
Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
Nội dung gắn với thực tiễn
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động , nhà trường và xã hội
Kích thích động cơ , hứng thú của người học
Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm
Phát triển khả năng sáng tạo
Rèn luyện tính bền bỉ, tính kiên nhẫn
Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp
Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc
Phát triển năng lực đánh giá
Nhược điểm
Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản
Đòi hỏi nhiều thời gian vì vậy pp này không thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập mà là hình thức bổ sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống
Dạy học theo pp này đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp
Phân loại
Theo mức độ phức hợp
của nội dung học tập
dự án mang tính thực hành
dự án mang tính tích hợp
Theo nhiệm vụ
dự án tìm hiểu
dự án nghiên cứu
dự án kiến tạo
Quỹ thời gian thực hiện dự án
Dự án nhỏ
Dự án trung bình
Dự án lớn
Điểm nhấn:
Tập trung vào 1 câu hỏi lớn hoặc vấn đề quan trọng có thể liên quan đến nhiều quan điểm liên quan đến các bộ môn khác nhau, tạo cơ hội cho học sinh đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau dựa trên thông tin có thể tiếp cận được và phát huy tính hợp tác của HS
Vai trò của GV
giáo viên chỉ là người hướng dẫn ,người tham vấn , người huấn luyện chứ không phải là người cầm tay chỉ việc cho học sinh
từ nội dung bài học phát triển thành ý tưởng dự án mang tính thực tiễn
Vai trò của HS
thực hiện dự án do giáo viên chỉ định
học sinh tự lực triển khai dự án tiếp cận vấn đề ,tự hoạch định hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề. để tích lũy kiến thức và nhiều giá trị khác
học sinh tập giải quyết vấn đề có trong cuộc sống bằng các kĩ năng cộng tác diễn giả
tự tìm tòi kiến thức mình cần , cần mạnh dạn để giải quyết
Các kĩ năng cần thiết của GV
KN phát hiện và giải quyết vấn đề
KN lãnh đạo
KN trình bày
KN giao tiếp: lắng nghe và trả lời câu hỏi
Kn động viên
KN phản hồi và phát triển
KN đánh giá dự án
Hoạt động sử dụng phương pháp điều tra : Bài 30 - Hoạt động nông nghiệp (Tự nhiên xã hội lớp 3)
Bước 1: Chuẩn bị điều tra
Xác định mục đích, nội dung và đối tượng điều tra
Giáo viên định hướng cho học sinh mục đích điều tra: biết về một số hoạt động nông nghiệp và lợi ích của các hoạt động ở tỉnh thành phố nơi các em đang sống
Đối tượng điều tra: môi trường xã hội, người dân địa phương...
Nội dung điều tra: các hoạt động nông nghiệp và lợi ích của từng hoạt động
Chuẩn bị phiếu điều tra cho học sinh
Phiếu điều tra gồm họ và tên học sinh, lớp, tỉnh thành phố hoặc địa phương nơi em sống. Có thể in bảng trong phiếu điều tra để học sinh dễ điền thông tin, bảng gồm 2 cột: hoạt động nông nghiệp và lợi ích của hoạt động đó
Bước 2: Tiến hành điều tra
Tổ chức cho học sinh tiến hành điều tra
Phát phiếu điều tra cho từng cá nhân vào tiết trước tiết học này để học sinh có thời gian chuẩn bị và tiến hành
Phân công và giải thích cụ thể nhiệm vụ cần làm (điều tra về hoạt động nông nghiệp ở địa phương em) và xác định thời gian báo cáo kết quả (thường là vào tiết sau)
Hướng dẫn học sinh cách thức tìm hiểu điều tra để thu thập thông tin: quan sát tại hiện trường (tại các cánh đồng, ruộng lúa hay các trang trại chăn nuôi...) hoặc quan sát trực tiếp đối tượng (người nông dân, người chăn nuôi gia súc gia cầm, người làm vườn...), phỏng vấn miệng đối tượng và ghi chép, thu thập thông tin tài liệu như sách báo tranh ảnh về các hoạt động nông nghiệp...
Hướng dẫn học sinh điền phiếu và ghi chép cẩn thận vào bảng trong phiếu điều tra
Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả
Giáo viên phát phiếu điều tra cho học sinh từ tiết trước và xác định thời gian báo cáo kết quả vào tiết này
Kiểm tra học sinh xem đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ hay chưa, có em nào không làm đủ hay không
Cho học sinh thảo luận theo bàn, kể cho nhau nghe những hoạt động nông nghiệp ở địa phương mình
Tổ chức cho học sinh lên báo cáo kết quả điều tra trước lớp, gọi một số cá nhân đứng lên trình bày phiếu điều tra mà mình đã làm
Giáo viên lắng nghe và nhận xét xem các em đã ghi chép đúng hoạt động nông nghiệp hay chưa, đã tìm hiểu đúng về lợi ích của từng hoạt động hay chưa
Giáo viên giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: trồng ngô, khoai, sắn, chè, chăn nuôi trâu, bò, dê...
Liên hệ thực tế giáo dục bảo vệ môi trường: Sản xuất nông nghiệp khi phun quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc kích thích sự phát triển của cây sẽ gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe con người