Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI - Coggle…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI
Phương pháp dạy học trò chơi
Khái niệm
Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác
Một số lưu ý
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi
Các bước tiến hành
B1:GV giới thiệu tên ,mục đích trò chơi
Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi
Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?... từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong khi chơi
B2: Hướng dẫn HS chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi : số người tham gia , số đội tham gia, trọng tài , quản trò
Các dụng cụ dùng để chơi
Cách chơi : từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
Cách xác nhận kết quả và cách tinh điểm chơi, cách giải của
cuộc chơi ( nếu có)
B3 thực hiện chò trơi
( dự kiến số lượng người tham gia
,chuẩn bị dụng cụ, phổ biến cách chơi)
Khi các em đã hiểu ró mục đích , luật chơi và cách chơi, các em sẽ tham gia chơi một cách chủ dộng, tự tin ,hào hứng. Ở bước này các em là người quyết định cho kết quả của trò chơi , do vậy các em cần phải làm việc tích cực
giáo viên cần phải quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng
B4: Nhận xét sau cuộc chơi
giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao
phần thưởng cho đội đoạt giải
Tác dụng
Học sinh phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, từ đó các giác quan sẽ nhanh và nhạy bén hơn, ngôn ngữ cũng mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng phát triển
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức dạy, làm không khí lớp sẽ thoải mái và sôi động hơn. Đặc biệt qua trò chơi học sinh sẽ tiếp thu bài tự giác và tích cực, hăng say học tập, học sinh được củng cố và hệ thống hóa các kiến thức
Trò chơi giúp học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Thông qua trò chơi, học sinh sẽ có ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức, nhờ đó mà học sinh nắm bài nhanh hơn
Học sinh sẽ khắc sâu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách vững chắc. Đây là cơ sở giúp học sinh dễ dàng phát hiện và ghi nhớ kiến thức bài học
Giups học sinh học tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra được tri thức mới của bài học
Ví dụ Ôn tập "Con người và sức khỏe" (TN-XH lớp 3)
B1:GV giới thiệu tên ,mục đích trò chơi
Mục đích: Củng cố kiến thức về chức phận của các cơ quan chính trong cơ thể
Trò chơi nêu lên các chức năng của các cơ quan chính trong cơ thể
Chuẩn bị: Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể và đánh số thứ tự.
Ví dụ: 1-Cơ quan hô hấp, 2-Cơ quan tuần hoàn, 3-Cơ quan bài tiết, 4-Cơ quan thần kinh (Mỗi tên các cơ quan làm 2 tấm biển như nhau)
Bước 2: Tiến hành chơi
Tên trò chơi: Bạn chọn số nào?
Yêu cầu: chia lớp thành 2 đội,mỗi đội cử đại diện cầm biển, GV làm trọng tài theo dõi trò chơi
Cách chơi: Khi GV đọc một trong các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thì đại diện nhóm có biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai giơ nhầm hoặc giơ sau sẽ bị thua, thắng cộng 1 điểm, thua cộng 0 điểm
Ví dụ :
HÍt vào thở ra => Cơ quan hô hấp
Biến đổi thức ăn => Cơ quan tiêu hóa
Vận chuyển chất bổ => Cơ quan tuần hoàn
Tạo thành nước tiểu => Cơ quan bài tiết
Bước 3: Thực hiên trò chơi
B4: Nhận xét sau cuộc chơi
GV (trọng tài) nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm
Trọng tài công bố kết quả trò chơi và trao thưởng cho đội chiến thắng
Phương pháp dạy học thí nghiệm
Tác dụng
học sinh nắm bắt được vấn đề, phát hiện ra kiến thức mới
giúp các em thu thập thông tin một cách dễ dàng
Tạo hứng thú học tập và hứng thú môn học cho học sinh
kích thích học sinh thái độ ham hiểu biết, khả năng tư duy
nâng cao tính tích cực, tự học, khả năng tư duy khoa học khi tiếp xúc các hiện tượng trong thực tế
làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm
tạo niềm tin khoa học cho học sinh
Ưu điểm
Học sinh trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
Gíup học sinh khắc sâu kiến thức
Tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết các công việc thực tế
Nhược điểm
Đồ dùng có thể không thích hợp không có sẵn hoặc không dùng được
Mất thời gian nếu học sinh không rõ cách tiến hành
Một số thí nghiệm có thể gây nguy hiểm cho HS
Các bước tiến hành
Phân loại
GV nêu kiến thức KH - GV làm thí nghiệm minh họa - HS quan sát và đối chiều kết quả thí nghiệm với kiến thức khoa học
GV nêu kiến thức KH - HS dự kiến kết quả - GV làm thí nghiệm - HS giải thích diễn biến thí nghiệm
GV nêu kiến thức KH - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm - HS làm thí nghiệm và đối chiều kết quả thí nghiệm với kiến thức khoa học
GV nêu kiến thức KH dưới dạng câu hỏi - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm - HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi của GV và rút ra kiến thức khoa học
GV nêu vấn đề (kiến thức KH dưới dạng câu hỏi) - HS đưa ra cách tiến hành, dự kiến kết quả - HS làm thí nghiệm,giải thích hiện tượng và rút ra kiến thức khoa học
Các bước tiến hành
Chuẩn bị
Xác định mục đích thực hiện thí nghiệm
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ có trong thí nghiệm cần làm.
Dự kiến thời gian, thời điểm, kết quả, tình huống có thể xảy ra khi thực hiện thí nghiệm.
Tiến hành
Giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm..
Hướng dẫn Hs cách thực hiện thí nghiệm
HS thực hiện thí nghiệm: sử dụng dụng cụ thí nghiệm, tiến hành các bước thí nghiệm mà Gv đã hướng dẫn, dự đoán kết quả thí nghiệm, quan sát, ghi chép lại kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
Trính bày kết quả
Trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận.
So sánh kết quả dự đoán với kết luận.
Một số lưu ý
Vừa sức: Thí nghiệm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, liên quan đến những nội dung kiến thức được quy định trong chương trình học tập.
Rõ ràng: Các dụng cụ và các chất tham gia thí nghiệm phải đủ lớn, đủ lượng để học sinh có thể thấy rõ diễn biến của thí nghiệm.
Truyền cảm và thuyết phục: Học sinh phải thấy rõ mục đích thí nghiệm và các bước tiến hành, các suy lý dẫn tới kết luận phải chặt chẽ, lô gic, khêu gợi lòng ham mê khoa học.
An toàn: Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Đối với thí nghiệm
Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn
Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan
Đối với GV
Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm
Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ các bộ phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học sinh quan sát
Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thử đi thử lại nhiều lần
Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hợp lý các PPDH khác
Trước khi làm thí nghiệm không nên cho học sinh biết trước kiến thức khoa học
Ví dụ : hỗn hợp khoa học lớp 5
Chuẩn bị
Mục đích : giúp hình thành kiến thức về hỗn hợp, kiến thức cách tạo hỗn hợp, hình thành kĩ năng làm thí nghiệm, năng lực quan sát
Chuẩn bị đồ dùng : cốc, đường, cát, thìa, chai đựng nước, phiếu học tập
Địa điểm : lớp học, thời gian làm thí nghiệm 2 phút
Tiến hành
Giới thiệu thí nghiệm về hỗn hợp, dụng cụ gồm có 1 chai nước, 1 cốc đựng 1 thìa đường , 1 cốc đựng 1 thìa cát, 1 cái thìa,1 phiếu thảo luận nhóm
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Các e hãy tạo thành 2 hỗn hợp , hỗn hợp thứ nhất gồm nước và đường hỗn hợp thứ 2 gồm nước và cát. Sau đó dùng thìa khuấy đều hỗn hợp.
Hoc sinh làm thí nghiệm và dự đoán: hiện tượng gì sẽ xảy ra và cách tạo ra hỗn hợp của các nhóm là gì.
Trình bày kết quả
Hốn hợp đường và nước: đường tan trong nước, hỗn hợp 2 cát không tan trong nước cách tạo ra hỗn hợp đó là đổ nước vào lần luật các cốc đựng đường và cát
hợp.
Khái niệm
Là phương pháp dạy học khi giáo viên hoặc học sinh sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để
tái tạo lại hiện tượng đã • xảy ra trong thực tế và rút ra những kết luận khoa học.