Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PP dạy học KHTN ( nv tuần 5 ) - Coggle Diagram
PP dạy học KHTN ( nv tuần 5 )
PP dạy học thí nghiệm
Khái niệm
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học môn khoa học vì đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm (vật lý, hóa học, sinh học).
Tác dụng của PP thí nghiệm
Giúp HS dễ hiểu các hiện tượng phức tạp, do đó kích thích được sự say mê khoa học và hứng thú học tập.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của GV, HS quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học, các tho tác tư duy phát triển.
Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho HS kỹ năng kỹ xảo thực hành và vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học
Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng.
Các thí nghiệm trong chương trình khoa học lớp 4,5 có thể phân thành các loại sau:
Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia).
Loại nghiên cứu tính chất của vật.
Cách tiến hành
Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm
Việc xác định đúng mục đích thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểu diễn thí nghiệm đúng mục tiêu đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu quả cao.
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm
GV cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm. Đồng thời phải vạch được kế hoạch cụ thể: làm gì trước? làm gì sau? thực hiện thao tác trên vật nào? quan sát dấu hiệu gì? ở đâu? bằng giác quan nào hoặc bằng phương tiện gì?
Việc vạch kế hoạch thí nghiệm 1 cách đúng đắn có thể khắc phục được 1 số khó khăn khi gặp những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh mà thời gian ở lớp có hạn.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp ráp thí nghiệm, đề ra những mâu thuẫn nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của HS đối với thí nghiệm. Có thể tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng cá nhân, theo nhóm hoặc theo cả lớp tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm.
GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thí nghiệm (câu hỏi trước, trong, sau khi làm thí nghiệm).
Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế
GV hoặc HS nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra kết luận khoa học.
GV nêu 1 số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích 1 số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
Một số yêu cầu khi sử dụng PP thí nghiệm
Đối với thí nghiệm
Thí nghiệm phải đảm bảo tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn.
Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan.
Đối với GV
Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả HS đều nhìn rõ các bộ phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho HS quan sát.
Thí nghiệm phải đảm bảo thành công. Muốn vậy GV phải chuẩn bị chu đáo, thử đi thử lại nhiều lần.
Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm.
Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp 1 cách hợp lý các PP dạy học khác.
Trước khi làm thí nghiệm không nên cho HS biết trước kiến thức khoa học.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
HS trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Giúp HS khắc sâu kiến thức.
Tạo lập thói quen sử dụng PP nghiên cứu khoa học và giải quyết các công việc thực tế.
Giúp giờ học sinh động, hấp dẫn gây hứng thú cho HS.
Nhược điểm
Trang thiết bị có thể không thích hợp, không có sẵn hoặc có thể không dùng được.
Các nhiệm vụ thực hành có thể đòi hỏi quá thời gian dự kiến.
Tốn thời gian tổ chức.
Một số thí nghiệm có thể nguy hiểm.
Phương pháp trò chơi
Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
-Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
+Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Bước 2: Hướng dẫn chơi,phổ biến luật chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
+Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
+Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
+Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi.
Một số lưu ý
Quy định rõ thời gian và địa điểm chơi
Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi
Luật chơi phải đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện.Đưa ra các cách chơi cao nhiều HS tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác
Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý để không gây nhàm chán cho học sinh
Lựa chọn trò chơi phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, với thực tế của lớp học, đồng thời không phải gây nguy hiểm cho HS
Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để rút ra bài học hoặc ý nghĩa giáo dục của trò chơi
Phải nắm rõ mục đích trò chơi nhằm giới thiệu bài, củng cố tri thức hay chỉ để thư giãn...
Hình thức trò chơi đa dang giúp học sinh thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
Việc lựa chọn trò chơi học tập phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học
Lựa chọn trò chơi phải bảo đảm các yếu tố : lứa tuổi , vừa sức ,áp dụng vào khi nào trong tiến trình bài dạy và trong chương trình học
Giáo viên cần lựa chọn ,xem xét bài nào , phần nào của bài mà tổ chức hoạt động trò chơi học tập để đem lại hiệu quả cao hơn các phương pháp khác mới nên làm chứ không nên làm tràn lan không hiệu quả
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.
Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống
Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Ví dụ
Bài 64: Năm, tháng và mùa( TN và XH lớp 3)
Bước 2: Hướng dẫn chơi
Chuẩn bị
Giáo viên chép sẵn đoạn: Một năm có 12 tháng có 365 hoặc 366 ngày. Có các mùa là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân. Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa hạ. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa đông.
Các từ: 12, 365, 366, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 được che bởi các thẻ từ đánh số theo thứ tự từ 1 đến 15. Các từ này được viết không theo trật tự vào bảng phụ.
Cách chơi
Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây là trò chơi mà các em có nhiệm vụ điền các từ cho trước vào chỗ trống cho hợp nghĩa
Khi đó học sinh đọc thầm nội dung đo ạn văn bản trên và các từ cần điền khi có hiệu lệnh bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số chỉ vị trí của từ đó (Ví dụ: số 12, học sinh ghi: 1 - 12; với từ mùa xuân, học sinh ghi 4 - mùa xuân...) vào bảng con. Sau thời gian 2 - 3 phút giáo viên hô hết giờ, học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng.
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
Trò chơi: Từ nào đây?
Mục đích của trò chơi: HS biết được:
Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Một năm thường có bốn mùa.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi
Giáo viên khen học sinh làm đúng( nếu HS sai chỉnh cho HS). (Sau khi kết thúc cuộc chơi học sinh có được các thông tin về năm, tháng và mùa ở đất nước ta).
Khái niệm: Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học,có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời phát triển tính tự giác cho học sinh.
Tác dụng
HS phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của học sinh trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng phát triển
HS phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của học sinh trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng phát triển
HS phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của học sinh trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng phát triển
Hình thành cho các em kỹ năng giao tiếp ,kỹ năng tương tác với các cá nhân trong lớp kỹ năng trao đổi thông tin , trình bày và tiếp nhận thông tin, kỹ năng làm việc có trách nhiệm trong môi trường hợp tác, khả năng phối hợp với người khác để hoàn thành công việc
Các dạng trò chơi học tập
Trò chơi vận động đó là nhóm trò chơi yêu cầu học sinh đó là nhóm trò chơi yêu cầu học sinh tham gia phải vận động cơ thể để hoàn thành trò chơi
Trò chơi cá nhân đó là trò chơi cho từng em tham gia
Trò chơi tập thể đó là trò chơi cần nhiều người tham gia mới hoàn thành