Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC, tải xuống - Coggle…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC
Phương pháp dạy học thí nghiệm
Cách tiến hành
Bước 2: Tiến hành
GV hướng dẫn học sinh cách thực hiện
Cách 2: GV chỉ hướng dẫn cách làm, học sinh tự làm và rút ra kết luận
Cách 3: GV không hướng dẫn, chỉ giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm, học sinh tự làm thí nghiệm và rút ra kết luận
Cách 1: GV hướng dẫn, học sinh quan sát
Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm, dự đoán kết quả của thí nghiệm
giới thiệu thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng của chúng
Sau khi thực hành làm thí nghiệm, học sinh nêu hiện tượng của thí nghiệm
Bước 3: Phân tích kết quả và kết luận
Học sinh nhận xét, so sánh, đói chiếu kết quả của các nhóm với nhau, học sinh rút ra kết luận khoa học dưới sự chỉ dẫn của GV
Báo cáo kết quả tổng hợp
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định hình thức tổ chức
Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng làm thí nghiệm
Xác định mục đích thí nghiệm
Dự kiến thời gian, địa điểm, thời điểm làm thí nghiệm, tình huống có thể xảy ra
Tác dụng
Là phương tiện để học sinh kiểm tra các ý tưởng của mình và tạo hứng thú học tập, hứng thú với môn học
Kích thích và hình thành thái độ ham hiểu biết của học sinh
Là phương tiện để các em thu thập thông tin
Làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
Là phương tiện để học sinh nắm bắt vấn đề, phát hiện ra kiến thức bài học
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức
tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết các công việc thực tế
giờ học sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS
Nhược điểm
Các nhiệm vụ thực hành có thể đòi hỏi quá thời gian dự kiến
tốn thời gian tổ chức
Trang thiết bị có thể không thích hợp, không có sẵn hoặc không dùng được
một số thí nghiệm có thể nguy hiểm, không an toàn
Khái niệm
Là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo hiện tượng như đã xảy ra trong thực tế,để tìm hiểu và rút ra những kết luận khoa học. Ở bậc tiểu học, các thí nghiệm chỉ nghiên cứu những hiện tượng về mặt định tính mà chưa đặt ra mặt định lượng
Lưu ý
Đối với thí nghiệm
Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, truyền cảm,thuyết phục,hiệu quả và an toàn
Vừa sức: nội dung thí nghiệm phù hợp với chuoqng trình và khả năng tiếp thu của học sinh
Truyền cảm, thuyết phục : học sinh phải thấy rõ được mục đích thí nghiệm, thí nghiệm phải đảm bảo thành công. Những suy lí dẫn tơai kết luận phair chặt chẽ, thể hiện logic và khêu gợi lòng ham mê khoa học
An toàn : mọi trang thiết bị phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh
Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan
Đối với giáo viên
Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhĩn rõ các bộ phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học sinh quan sát
Thí nghiệm phải đảm bảo thành công; muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thử lại nhiều lần
Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm
trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hợp lí các PPDH khác
Với bài học mà kiến thức khoa học đã chỉ rõ trong sacha giáo khoa thì nên cho HS làm việc vơai thí nghiệm trước sau đó mơai ladm việc với SGK
Với bài học tên bài tên bài đã là kiêan thức khoa học thì nên cho học sinh làm thí nghiệm trước sau đó mới giới thiệu tên bài
Ví dụ: Bài: Ba thể của nước (KH lớp 4)
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
GV làm thí nghiệm, học sinh quan sát
Cách 2: Úp đĩa lên miệng cốc nước khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát hiện tượng
Cách 3: Rút ra nhận xét rừ 2 thí nghiệm trên: học sinh quan sát và ghi chép kết quả quan sát được
Cách 1: Quan sát cốc nước nóng và nhận xét hiện tượng
Trình bày kết quả quan sát được và nhận xét
Dự đoán kết quả: nước sẽ bay hơi và ngưng tụ
giới thiệu về thí nghiệm: sự chuyển thể của nước: dụng cụ gồm có khay đựng 1 cốc nước nóng và 1 đĩa thủy tinh
Hiện tượng
Nước bay hơi
Nước ngưng tụ trên mặt đĩa và thành cốc
Bước 3: Phân tích kết quả và kết luận
Nước có thể tồn tại ở dạng thể khí hoặc thể lỏng có sự chuyển thể của nước từ lỏng sang khí và ngược lại
Bước 1: Chuẩn bị
Thực hành thí nghiệm trên lớp, tiến hành khoảng 10 phút
Đồ dùng thí nghiệm: khay đựng, cốc nước nóng và đĩa thủy tinh
Xác định mục đích của thí nghiệm: sự chuyển thể của nước từ lỏng sang khí và ngược lại
Dự kiến kết quả: sẽ bay hơi và ngưng tụ
Phương pháp dạy học trò chơi
Cách tổ chức
Bước 2: Hướng dẫn chơi
Các dụng cụ dùng để chơi
Cách chơi
Cách nhận xét kết quả và cách tính điểm chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi( Số người tham gia, số đội tham gia , quản trò, trọng tài
Bước 3: thưc hiện trò chơi
Bước 1: GV giới thiệu tên mục đích của trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau khi chơi
NHận xét về thái độ tham gia trò chơi từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh ngghiệm
Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân, trao phần thưởng cho đội giành chiến thắng
ưu điểm và nhươc điểm
Ưu điểm
Hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học
Giẩm căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới
rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS
Nhược điểm
khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống
HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập
Tác dụng
Phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lập và sáng tạo của HS
Gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học
Làm thay đổi hình thức học tập
Lưu ý
Hình thức chơi đa dạng,giúp học sinh thay đổi các hoạt động trên lớp, giúp học ainh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
Luật chơi đơn giản để học ainh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng kĩ năng học tập hợp tác
Phải gây hứng thú cho HS và thu hút được nhiều em tham gia
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi
Tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để học sinh vừa hứng thú học tập vừa hướng học sinh tập trung các nội dung khác của bài để học tập có hiệu quả
Khái niệm
là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu bài học
Ví dụ: Bài 17,18: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khỏe
Trò chơi: bạn chọn số nào
Bước 2: Hướng dẫn chơi
Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể người và đánh số thứ tự
Cơ quan tuần hoàn
Cơ quan bài tiết
Cơ quan hô hấp
Cơ quan thần kinh
Mỗi cơ quan làm 2 tấm biển như nhau, chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử đại diện cầm biển giáo viên làm trọng tài
Cách chơi
Khi giáo viên đọc một trong những hoạt động của các cơ quan trong cơ thể: học sinh nào có biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai dơ nhầm hoặc giơ sai sẽ bị thua, thắng được 1 điểm, thua được 0 điểm
Ví dụ
Hít vào thở ra là hoạt động của cơ quan hô hấp; biến đổi thức ăn là của ơ quan tiêu hóa; vận chuyển chất bổ là của cơ quan tuần hoàn; hít khí oxi và thải khí cacbonic là của cơ quan hô hấp; oxi được đi khắp cơ thể là cơ quan tuần hoàn; tạo thành nước tiểu là cơ quan bài tiết; tạo thành chất bổ là cơ quan tiêu hóa.
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 1:giới thiệu mục đích trò chơi
Củng cố kiến thức về chức năng các cơ quan trong cơ thể người
Bước 4: Nhận xét sau khi chơi
Thái độ tham gia của từng đội
Kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện
Công bố kết quả của từng đội
Thiết kế hoạt động Bài 46: Khả năng diệu kỳ của lá cây (TNXH LỚP 3)
MỤC TIÊU
Về kỹ năng:Có kỹ năng làm thí nghiệm về sự thoát hơi nước của cây.
Về thái độ: Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh.
Về kiến thức: Nêu được chức năng của lá cây và kể được lợi ích của lá cây
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình vẽ trong SGK trang 88, 89.
Chuẩn bị: Từ buổi sáng hôm trước hoặc 1, 2 hôm trước nữa GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm về sự thoát hơi nước của lá cây. Dùng túi ni lông trùm lên một cành lá ở một cây nào đó ở sân trường, rồi buộc túm miệng túi ni lông lại. (Sau 1 hoặc vài ngày, lá cây thoát ra hơi nước và đọng lại trong túi nilông)
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chức năng của lá cây
Quan sát
GV đưa HS ra sân trường đứng xung quanh gốc cây đã được làm thí nghiệm. GV yêu cầu một em HS hôm trước tiến hành làm thí nghiệm nói lại cách tiến hành thí nghiệm của mình.
GV đưa ra những câu hỏi
Trước khi trùm túi ni lông vào cành cây trong túi ni lông đã có nước chưa? (chưa)
Hôm qua trời mưa hay nắng? (trời nắng, nhưng nếu trời mưa thì nước mưa cũng không chảy vào trong túi được vì miệng túi đã bị bịt kín)
Như vậy nước ở trong túi ni lông là từ đâu mà ra? (nước được thoát ra cành và lá cây)
GV kết luận: Đó chính là sự thoát hơi nước của lá cây. Nhờ nước được thoát ra từ lá cây mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá làm cho lá luôn được giữ ở nhiệt độ thích hợp, điều đó cần thiết cho sự sống của cây
Làm việc theo cặp trong lớp
GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau
Làm việc chung cả lớp
GV cho các cặp đặt câu hỏi và trả lời chéo nhau về chức năng của cây
GV kết luận
Lá cây có 3 chức năng: - Quuang hợp, hô hấp và thoát hơi nước
Trong quá trình quanh hợp, lá cây hấp thụ khí các bô nic và nhả ra khí ôxy nên người ta tích cực trồng và bảo vệ cây để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Đó cũng chính là khả năng kỳ diệu của lá cây.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ích lợi của lá cây
Đàm thoại
HS quan sát tranh trang 89 và sự hiểu biết của bản thân hãy đưa ra những lợi ích của lá cây trong thời gian là 7 phút
HS lần lượt đưa ra câu trả lời, GV nhận xét và KL
Trò chơi học tập
GV đưa ra một số loại lá cây như: lá vối, lá chuối, lá cau, lá tre... và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và đưa ra các lợi ích của các loại lá đó
CỦNG CỐ, NHẬN XÉT
GV củng cố lại ND bài học và nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà cho HS