Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC, 33252, 20200430_180510 (1)…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐIỀU TRA
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa phương, từ đó giúp các em thêm yêu quê hương đất nước
Phát triển và làm phong phú nội dung học tập
Phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh: tò mò, thích tìm tòi khám phá,...
Học sinh tiếp thu, tìm ra tri thức mới một cách chủ động, sáng tạo
Học sinh được vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải quyết các bài tập thực tiễn
giúp phát triển kĩ năng : giao tiếp, ghi chép, tổng hợp, tự tin, thuyết trình
Học sinh được tham gia vào hình thức hoạt động học tập độc lập sáng tạo, tập dượt hoạt động nghiên cứu
Nhược điểm
Đôi khi học sinh không trả lời theo đúng ý nghĩ của bản thân
Không nhận thấy được thái độ, tình cảm của người trả lời
Học sinh ít được sáng tạo hoặc có thể gò bó về thời gian
Học sinh nắm bài lam man, không sâu. Học sinh tiếp thu một cách thụ động
Thiếu thực tiễn nên chóng quên, không có khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn
Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định mục đích điều tra: điều tra để làm gì
Lựa chọn hình thức điều tra: phỏng vấn, phiếu
Lựa chọn nội dung, đối tượng điều tra: môi trường xung quanh, gia đình, dân số, an toàn giao thông,......
Chuẩn bị đồ dùng để điều tra
Bước 2: Tiến hành
Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin
Sử dụng hình thức: nhóm, cá nhân
Nêu vấn đề cần điều tra
Hướng dẫn học sinh ghi chép, phân tích và xử lí kết quả điều tra
Báo cáo kết quả điều tra
Khái niệm
Điều tra là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc kiến nghị
Lưu ý
giáo viên cần phải tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho học sinh đến điều tra
giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách rõ ràng cụ thể nên có phiếu gợi ý để học sinh ghi chép
Vấn đề điều tra cần liên quan đến thực tế không xa vời
Có hình thức điều tra phù hợp, nội dung câu hỏi phải liên quan đến vấn đề điều tra
Ví dụ
Bài 36: Vệ sinh môi trường (TN-XH 3) Điều tra tình hình rác thải ở địa phương
Bước 2
Tổ chức cho HS điều tra
Việc điều tra thực hiện trước bài học
điều tra theo nhóm và có thể giao nhiện vụ cho các nhóm
Bước 3
tổ chức cho HS báo cáo kết quả điều tra
đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh trường học và nơi HS sinh sống
định hướng những hành vi đúng đắn cho học sinh
Rút ra kết luận rằng rác thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Bước 1
Nội dung
liệt kê những loại rác mà em thấy ( giấy, vỏ chai, đồ hộp, thức ăn thừa,...)
tìm nguyên nhân và ai à người đổ rác thải
liệt kê những nơi thường có rác và ảnh hưởng của rác thải
rác thải ở đó được xử lí như thế nào
Đối tượng điều tra
môi trường trường học, xung quanh trường học và nơi HS sống
GV, HS, người lao động, người dân địa phương
Mục đích
tìm hiểu ảnh hướng của rác thải đến : trường học, xung quanh trường học và nơi HS sống
Tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐÓNG VAI
Khái niệm
Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định
Bản chất
Là phương pháp nhằm giúp cho học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào sự việc cụ thể mà các em vừa tìm hiểu
Việc quan trọng là sự thảo luận sau khi đóng vai chứ không phải là phần diễn
Ưu điểm , nhược điểm
Ưu điểm
Học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử , bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn.
Gây hứng thú cho học sinh
Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo
Khích lệ sự thay đổi thái độ , hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức
Nhược điểm
Học sinh nhút nhát , thiếu tự tin khi đứng trước tập thể , vốn từ ít khó thực hiện vai của mình
Tâm lí e ngại , ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Mặt khác nhiều tình huống và vai diễn đôi khi vượt ra ngoài tầm hiểu biết của học sinh
Nội dung của kịch bản thường không gắn với nội dung học tập một cách có hệ thống , vì vậy việc truyền thụ tri thức mới cho người học sẽ gặp nhiều khó khăn
Các bước tiến hành
Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất
Bước 4: Thể hiện vai diễn
Bước 2: Chọn người tham gia
Bước 5: Đánh giá kết quả
Bước 1: Lựa chọn tình huống
Lưu ý
Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
Nên khích lệ cả những HS nhút nhát tham gia
Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
Phải dành thời gian học HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai
Trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai . GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý , giúp đỡ HS khi cần thiết
Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
Tình huống phải phù hợp với chủ đề bài học , lứa tuổi , trình độ của học sinh và hoàn cảnh lớp học
Tình huống cần đề mở để HS tự tìm cách giải quyết , cách ứng xử phù hợp , không cho trước kịch bản , lời thoại
Tình huống không nên quá dài , quá phức tạp , vượt quá thời gian cho phép
Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai
Ví dụ: Cách mạng mùa thu ( Lịch sử lớp 5)
Bước 3: Học sinh thảo luận bàn bạc , chon " diễn viên" cho phù hợp
Bước 2: Chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp để thảo luận
Bước 4: Gọi từ 1 đến 2 nhóm lên bảng thể hiện phần diễn xuất của mình. Học sinh ở dưới theo dõi và nhận xét , đặt câu hỏi cho nhóm bạn
Bước 1: Lựa chọn tình huống : Nội dung tình huống là cuộc nói chuyện của Nguyễn Tất Thành và anh Tư Lê
Bước 5: giáo viên nhận xét và rút kinh nghiệm cho phần thể hiện vai diễn của các em
THIẾT KẾ HOAT ĐỘNG
Bài 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ (Lớp 3)
Mục tiêu
Về kiến thức: Nắm được đặc điểm chính của làng quê và đô thị: phong cảnh, nhà cửa, đường sá và các nghề nghiệp chính của người dân địa phương.
Về kĩ năng: Kể được sự khác biệt giữa làng quê và đô thị
Về thái độ: Yêu quý quê hương mình đang sống, có thái độ bảo vệ môi trường địa phương.
Hoạt động dạy học
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận về các nghề nghiệp
Làm việc theo nhóm
GV nêu nội dung thảo luận nhóm: về các nghề nghiệp
GV chia các em HS thành các nhóm 4-6 Hs
Một số nhóm quan sát và thảo luận về các nghề nghiệp chính của nhân dân ở làng quê dựa vào những hình ảnh đã sưu tầm được và kinh nghiệm của HS. Các nhóm còn lại cũng dựa vào những tranh ảnh về các nghề nghiệp đã sưu tầm được để thảo luận về các nghề nghiệp của nhân dân sống ở các đô thị
Kết quả thảo luận được các nhóm ghi ra giấy
Làm việc theo lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả vừa thảo luận
GV tóm tắt nội dung trình bày của từng nhóm và bổ sung thêm các ý kiến bổ sung của các nhóm tiếp theo lên bảng
Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại kết quả trình bày của HS
Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công
Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, công ty ...
Hoạt động 3: giới thiệu về quê hương của chúng ta
HS kể về quê hương mình bằng các gợi í của GV:
Tên địa phương: X•ã, huyện hoặc phường, quận ...(hoặc đơn vị nhỏ hoặc lớn hơn)
Đặc điểm: Cây cối, nhà cửa, sông hồ, đồng ruộng, phố sá, giao thông...
Các nghề nghiệp chính của nhân dân và các sản phẩm, đặc sản (nếu có) do người dân địa phương làm ra.
Hoặc có thể kể một vài mẩu chuyện ngắn thường gặp ở địa phương em
GV kể về địa phương nơi mình sinh sống cho HS nghe sau đó tổ chức cho HS thi kể chuyện về địa phương
GV nhận xét và tổng kết lại
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận về làng quê và đô thị
Làm việc thao nhóm theo nhóm
GV chia các em HS thành các nhóm 4-6 HS
GV nêu nội dung thảo luận: về làng quê và đô thị
Một số nhóm quan sát và thảo luận về đặc điểm của làng quê dựa vào hình 1 trang 62 và những hình ảnh về làng quê đã sưu tầm được. Các nhóm còn lại quan sát hình 2 trang 63 và và những tranh ảnh về đô thị đã sưu tầm để thảo luận về đặc điểm của đô thị
Kết quả thảo luận của các nhóm được ghi lại theo mẫu sau (hình)
GV nhận xét tóm tắt lại kết quả trình bài của HS
Ở làng quê nhà ở ít và thấp, xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, ao chuôm ... đường sá nhỏ bé ít người và xe cộ đi lại, không khí thường trong lành
Ở đô thị, nhà ở tập trung san sát, dân cư đông đúc, đường phố có nhiều người qua lại, không khí hay bị ô nhiễm
Làm việc theo lớp
Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV tóm tắt nội dung chính của từng nhóm và bổ sung thêm các ý kiến bổ sung của các nhóm tiếp theo
Hoạt động 4: GV củng cố lại nội dung vừa học và nhận xét
Đồ dùng học tập
Các hình trong SGK trang 62,63.
Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị nói chung và của địa phương HS nói riêng
Tranh ảnh, hiện vật về các nghề nghiệp của địa phương.