Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH Khoa Học Tự Nhiên ở Tiểu Học - Coggle Diagram
PPDH Khoa Học Tự Nhiên ở Tiểu Học
Phương pháp dạy học thí nghiệm
Khái niệm
Là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm hoặc thực nghiệm ngoài vườn trường
Tác dụng
Là phương tiện học sinh nắm bắt vấn đề, phát hiện ra kiến thức bài học
Là phương tiện để các em thu thập thông tin
Là phương tiện để học sinh kiểm tra các ý tưởng của mình và tạo hứng thú cho học tập, hứng thú với môn học
Kích thích và hình thành thái độ hiêm hiểu biết của học sinh
Làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
Cách tiến hành
Bước 1 xác định mục đích thí nghiệm
Việc xác định đúng mục đích thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểu diễn thí nghiệm đúng mục tiêu đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu quả cao
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm
Giáo viên cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm, đồng thời phải vạch được kế hoạch cụ thể. Mặt khác việc vạch kế hoạch thí nghiệm một cách đúng đắn có thể khắc phục được 1 số khó khăn khi gặp những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh mà thời gian ở lớp có hạn
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm
Giáo viên thục hiện dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí lắp ráp thí nghiệm, đề ra những mâu thuẫn nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học sinh đối với thí nghiệm
Tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm theo cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp tuỳ theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm
Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thí nghiệm ( câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm)
Giáo viên làm thí nghiệm hoặc học sinh làm thí nghiệm, sau đó theo dõi thí nghiệm và kết quả thí nghiệm
Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế
Giáo viên hoặc học sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm sau đó rút ra kết luận. Giáo viên nêu 1 số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện tượng sảy ra trong tự nhiên
Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học
Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng
Các thí nghiệm trong khối 4, 5 có thể phân thành các loại sau - Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên chất và kết tủa
-Loại nghiên cứu điều kiện ( cái này là điều kiện của cái kia)
Loại nghiên cứu tính chất của vật
Phương pháp dạy học trò chơi
Khái niệm
GV tổ chức, HS hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi
Mục đích của trò chơi là truyền tải nội dung bài học
Là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh
Luật chơi, cách chơi thể hiện phương pháp học (có sự hợp tác, đánh giá)
Tác dụng
Rèn kĩ năng hợp tác cho các em
Hình thức học tập hấp dẫn, duy trì tốt hơn sự chú ý của HS
Phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lực và sáng tạo của HS
Gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học
Cách tiến hành
Chuẩn bị
Lựa chọn nội dung trò chơi
Dự kiến thời gian, địa điểm chơi
Xác định mục đích của trò chơi
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
Tiến hành
Hướng dẫn chơi
Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Thực hiện trò chơi
Khi HS đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, HS sẽ tham gia chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này HS là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do đó HS cần phải làm việc tích cực
GV cần phải quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS nếu HS còn lúng túng
Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi
Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? Mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này? Từ đó HS xác định được nhiệm vụ của mình khi chơi
Nhận xét sau cuộc chơi
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
Lưu ý
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ dễ thực hiện
Dụng cụ chơi cần đơn giản dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các HĐ học tập trên lớp , giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi
Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập chung các nội dung khác của bài học một cách hiệu quả
Ví dụ minh họa bài 17,18: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khỏe
Trò chơi: bạn chọn số nào
Chuẩn bị
Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể con người và đánh số thứ tự
Cơ quan tuần hoàn
Cơ quan bài tiết
Cơ quan hô hấp
Cơ quan thần kinh
Mỗi hệ cơ quan làm 2 tấm biển như nhau, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện cầm tấm biển, giáo viên làm trọng tài theo trò chơi
Cách chơi
Khi GV đọc 1 trong những hoạt động của cơ quan trong cơ thể thì ai có biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai giơ nhầm hoặc giơ sai sẽ bị thua, thắng được 1 điểm, thua được 0 điểm
Mục đích
Củng cố kiến thức về chữa năng các cơ quan trong cơ thể con người
Ví dụ
Hít khí oxi và thải khí cacbonic là của cơ quan hô hấp
Oxi được đi khắp cơ thể là cơ quan tuần hoàn
Vận chuyển chất bổ là của cơ quan tuần hoàn
Tạo thành nước tiểu là cơ quan bài tiết
Biến đổi thức ăn là của cơ quan tiêu hóa
Tạo thành chất bổ là cơ quan tiêu hóa
Hít vào thở ra là hoạt động của cơ quan hô hấp giơ biển cơ
quan hô hấp
Kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể là cơ quan thần kinh